Đăng ký

Tìm hiểu chi tiết Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn du

2,253 từ

"Truyện Kiều" là một công trình nghẹ thuật về ngôn ngữ, vế thơ lục bát, về tả cảnh, tả tình, tả người ... bút pháp nghệ thuật cua Nguyễn Du trở thành mẫu mục cổ điển vô song.

 TRUYỆN KlỀU 

1.    Thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du - những vấn Đề có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều

-    Thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Nhưng biến cố lớn lao của thời đại in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

-    Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du Soạn văn, phân tích tác phẩm Truyện Kiều

-    Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bác, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc... Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phẩn do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

2.    Tóm tắt Truyện Kiều

Tác phẩm được chia thành ba phần. Có thể dựa vào bố cục đó để tóm tắt tác phẩm.
-    Gặp gỡ và đính ước:
Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu, dưới Kiều còn hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này Kiều gặp Kim Trọng - một chàng trai “Phong tư tài mạo tuyệt vời/Vào trong phong nhố ra ngoài hào hoa”. Hai người vừa gặp nhai “tình trong như đã mặt ngoài con e”. Cũng trong dịp này, Kiều gặp nấm mồ hiu quạnh của Đạm Tiên, nàng cảm cảnh mà khóc than cho số phận của nàng. Trở về nhà, nàng được linh hồn Đạm Tiên báo trước cho những dông bão đời mình.

Sau khi gặp Thuý Kiều ở buổi Thanh minh, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà lên gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhãn buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu vừa trọng nhu rất mực. Họ đã thề nguyền và trao vật đính ước với nhau.

-    Lưu lạc:
Gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều bị Vũ oan. Gia đình Kiều tan nát, Vương ông có nguy cơ bị bắt giam. Kiều phải bán mình để chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ Thuý Vân nối duyên với Kim Trọng để không phụ tình chàng. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Hóa ra, Mã Giám Sinh cùng một giuộc với Tú Bà đều là những bọn buôn thịt bán người, ở lầu xanh, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều tiếp tục bị Sở Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Tại đây, ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã ngấm ngẩm sai người đến bắt cóc Thuý Kiều về làm con ở rồi làm ra cảnh bắt Kiều hầu hạ hai vợ chồng mình tiệc rượu hàn huyên. Bị đánh ghen một cách tàn nhẫn, Kiều bỏ trốn đến nương nhờ cửa phật. Chẳng may sư trụ trì vô tình gửí nàng cho Bạc Hạnh - một kẻ cùng nghề với Tú Bù, Kiều lại bị rơi vào lầu xanh một lần nữa. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải - một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu xanh rồi giúp nàng báo ân báo oán. Vì một chút sơ xảy, Kiều bị Hồ Tôn Hiến, một mệnh quan triều đình lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Nàng còn bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu sát đêm rồi đem gả cho một gã thổ quan. Trên đường ngồi kiệu hoa, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường. May sao, nàng được vài Giác Duyên cứu vớt
    
-    Đoàn tụ
Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều, chàng đã cất công đi tìm nàng. May mắn thay, chàng gặp được Giác Duyên. Gia đình Kều được đoàn tụ chiều ý mọi người, Thuý Kều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “lấy tình cầm sát đổi ra cầm kì”.

3.    Giá trị nội dung
-    Giá trị hiện thực: tác phẩm đã dựng lên một bức tranh xã hội rộng lớn phản ánh tình trạng xã hội đương thời. Trong đó, nhà thơ đã lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên quyền được sống, quyền được hạnh phúc của con người:
+ Dâng tiền phi nghĩa, nó đã trở thành kẻ đồng loã với lòng tham, sự bất công và cái ác.
+ Chế độ nhà chúa đã giam cầm, lừa lọc con người đặc biệt là người phụ nữ
+ Sự thối nát của chính quyền phong kiến mà đại diện là Hổ Tôn Hiến, bè lũ sai nha,

-     Giá tri nhân đạo: đây là giá trị nổi bật nhất của tác phẩm. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều” được thể hiện ở nhiều phương diện thông qua nhân vật chính của tác phẩm là người con gái tài hoa bạc mệnh Vương Thuý Kều:
+ Đồng cảm với số phận bất hạnh của con người đặc biệt là người phụ nữ.
+ Trân trọng những vẻ đẹp của con người: đẹp đẽ, tiết hạnh, trung trinh.
+ Tin tưởng ở hạnh phúc của con người, cái ác sẽ bị trừng phạt, người ngay sẽ được hưởng yên bình, hạnh phúc.

4.    Giá trị nghệ thuật
-    Truyện Kiều là “kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc” trên phương diện ngôn ngữ và thể loại: ngôn ngừ trong sáng, tinh tế; thể thơ lục bát thiết tha, đằm thắm.
-    Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
-    Nghệ thuật ẩn dụ.
-    Bút pháp chấm phá..

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

shoppe