Đăng ký

Lý thuyết cơ bản về "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

4,125 từ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.             Tác giả: 
1. Cuộc đời
-              Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm ất Dậu (1765) nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766. ông quê ở làng Tiên Điền Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-              Mặc dù xuất thân trong một gia đình đại quý tộc nhưng chỉ hơn 10 năm đầu đời ông được sống trong cảnh sung túc. Lên mười tuổi cha mất, hai năm sau mẹ mất, Nguyễn Du phải đến sống nhờ nhà người anh cùng cha là Nguyễn Khản... Sau loạn kiến binh, Nguyễn Khản phải bỏ chạy nhiều nơi.
-              Những thập niên cuối thế kỉ XVIII, hoàn cảnh xã hội Việt Nam rơi vào những biến động cực kỳ phức tạp, cuộc sống Nguyễn Du bị ảnh hưởng rất lớn. Có hơn 13 năm ông sống long đong vất vả khi thì ở Thái Bình, khi thì về Hà Tĩnh.
-              Sau năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho Triều Nguyễn, chính trong thời gian nậy ông có dịp vào phía Nam, cũng như nhiều lần được cử đi sữ sang Trune Oúđc.sr
-              Ngoài Truyện Kiều, ông còn để lại cho hậu thế hai tập thơ nổi tiếng là Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục.
2.            Sự nghiệp
-              Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du có nhiều thành công, đa dạng về thể loại và phong phú về số lượng.
-              Các tập thơ chữ Hán:
+ Thanh Hiên thi tập: Sáng tác chủ yêu trong khoảng mười năm gió bụi, kể tir khi Nguyễn Du vé Thái Bình, đến những năm đầu ra làm quan với triều Nguyễn.
+ Nam Trung tạp ngâm: các bài thơ mang tính chất nhật kí, được ông làm trong thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình.
+ Bắc hành tạp lục: Tập thơ được viết trong những chuyến đi sứ sang Trung Quốc (1813- 1814).
Các tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện niềm tâm sự và mối quan tâm của nhà thơ về thân phận con người, về buồn vui nhân thế được đặt trong mỏi tương quan với cái vô cùng, vô tận của thời gian, không gian.
+ Văn tế thập loại chúng sinh : thể hiện cái nhìn nhuốm màu nhân văn tôn giáo, cái nhìn cảm thương mọi số kiếp con người, nhất là những số phận bạc bẽo, chịu nhiều cay đắng tủi nhục.
-              Đặc biệt đến Truyện Kiều thì Nguyễn Du mới bộc lộ hết tài năng nghệ thuật của mình. Mặc dù mượn cốt truyện của Trung Quốc nhưng Nguyễn Du đa thổi vào đó tâm hồn, bản sắc của người Việt trong một hình thức thơ lục bát sâu lắng, mượt mà.
-              Truyện Kiều có ảnh hướng tích cực sâu rộng đến tất cả mọi người Việt Nam từ khi nó ra đời đến nay. Truyện Kiều đã tạo nên một đời sống rộng rãi chung quanh nó. Đó là một cuốn sách học hỏi lẽ đời, một cuốn kinh truyện đồng thời trở thành đối tượng đế tập kiều, bói kiều, vịnh kiều, lẩy kiều...
3.            Cơ sở của mối quan hệ trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Du với ngôn ngữ dân gian đồng bằng Bắc bộ
-              Nguyễn Du quê ở Hà Tĩnh, nhưng ông ra đời ở Thăng Long. Suốt thuở ấu thơ, Nguyễn Du sống ở Kinh thành, cho nên nếp sống, phong tục, tập quán và văn hóa Thăng Long đã để lại dấu ấn đậm nét ở nhà thơ, biểu hiện sâu đậm nhất là tính chất trữ tình trong thơ ông. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần vốn là người giỏi hát xướng, Nguyễn Du đã được hấp thu những tinh hoa của nền văn nghệ dân gian thuở thiếu thời.
-              Về sau, Nguyễn Du có viết Thôn ca sơ học tang ma ngữ (Tiếng hát nơi thôn xóm giúp cho buổi thiếu thời học được tiếng nói của nghề trồng dâu, trồng đay) Trong Truyện Kiều có rất nhiều câu thơ lấy chất liệu từ ca dao, tục ngữ cũng xuất phát từ cội nguồn này.
-              Vùng Nghệ Tĩnh với lối hát dặm, hát phường vải cũng có ảnh hưởng đến ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Du.
4.            Những tâm sự chính của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán
-              Hai tập thơ đầu: Thanh Hiên thi tập và Nam Trung tạp ngâm dã tr rc tiếp thể hiện tấm lòng Nguyễn Du trước những nỗi niềm u uất thê lương cua một con người sống trong cảnh cô đơn đến tận cùng.
-              Ở Bắc hành tạp lục thì tâm sự của Nguyễn Du có những thay đổi Nỗi u uất trước đó có phần nào được giải thoát. Tâm hồn trở nên thanh thản hơn. Mượn chuyện người, Nguyễn Du bày tỏ những suy nghĩ sắc sảo nhiều chi táo bạo về những giá trị truyền thống. Đặc biệt nhà thơ đã thể hiện sự đồng cảm thắm thiết với những người có tài, có đức bị hãm hại như Hàn Tín, Nhic Phi, Khuất Nguyên...
II. Truyện Kiều
1.            Thể loại và cốt truyện
-              Truyện Kiều vay mượn cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân - một tiểu thuyết gồm 20 hồi.
-              Về cốt truyện, Nguyễn Du đã lựa chọn và giữ lại cốt truyện chính, ông quan tâm đến việc bổ sung những chi tiết đi sâu vào khai thác tâm tình nhân vật.
-              Mặc dù mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng rõ ràng Nguyễn Du không nhằm chuyển dịch tác phẩm của nhà vân Trung Quốc sang tiếng Việt, mà ông tái tạo, bổ sung vào đó những điều mà ông từng trăn trở về hiện thực cuộc sống của con người Việt Nam trong hiện tại.
-              về thể loại, Nguyễn Du chọn hình thức truyện thơ, trong đó đảm bảo được cả hai yếu tố tự sự và trữ tình nên tác phẩm có một phẩm chất nghệ thuật độc đáo so với nguyên tác.
-              Truyện Kiều, rõ ràng đi ra từ những điều trông thấy và những nỗi đau của họ Nguyễn trước thực tại cuộc sống của con người Việt Nam thế kỷ.
2.            Những nội dung cơ bản của Truyện Kiều
-              Truyện Kiều trước hết là bài ca về tình yêu tự do, chung thủy, trong sáng; là giấc mơ công lí của con người Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XIX.
-              Truyện Kiều là tiếng khóc về thân phận con người, là sự tôn vinh những khát vọng sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
-              Truyện Kiều là bản cáo trạng lên án cái xã hội phong kiến đã chì (đạp, tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
3.            Những thành công về nghệ thuật của Truyện Kiều
-              Truyện Kiều là đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện. Yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm là chất trữ tình đằm thắm và nghệ thuật thơ lục bát điêu luyện.
-              Chất tự sự của truyện kết hợp với chất trữ tình của thơ đã tạo nên giọng điệu trong Truyện Kiều, khi ngọt ngào, lúc tha thiết, trăn trở, khi đay nghiến, căm phẫn... Tác phẩm đã cuốn hút người đọc vào biết bao những cung bậc tâm hồn phong phú, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều. Vì thế, có thể khẳng định, Truyện Kiều đã chứng minh cho bước tiến nhảy vọt của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
-              Một thành công nữa cũng hết sức quan trọng trong Truyện Kiều là nghệ thuật dẫn truyện và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hết sức tinh tế và độc đáo.
-              Thèm vào đó, nguồn thi liệu văn chương bác học được kết hợp nhuần nhuyễn hài hòa với ngôn ngữ văn học bình dân đã làm nên sự ngọt ngào trong sang, mĩ lệ, góp phần làm tôn vinh giá trị và khả năng biểu cảm của ngôn từ tiếng Việt trong đời sống văn học nghệ thuật.

B. LUYỆN TẬP
Sưu tầm và thảo luận ở tổ về nội dung bài thơ Phản chiêu hồn của Nguyễn Du.
Gợi ý thảo luận
-              Chiêu hồn là một bài từ nổi tiếng của Tống Ngọc người cùng thời với Khuất Nguyên. Trong bài tựa có nói: Tống Ngọc thương Khuất Nguyên hồn phách sáp tiêu tan, làm bài Chiêu hồn gọi hồn về để sống lâu hơn.
-              Nguyễn Du phản lại ý ấy, làm bài Phản chiêu hồn khuyên hồn không nên ở lại trên cõi trần đầy rẫy những bọn quan lại gian ác.
1.            Về nhà thơ Khuất Nguyên:
-              Khuất Nguyên là nhà thơ lớn đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc đồng thời là một nhà thơ yêu nước.
-              Ông là người nước Sở, sống vào nửa sau thời Chiến quốc (Thế kỷ IV trước Công nguyên), đã từng làm đến chức Tả đồ (dưới Lệnh doãn là chức tương đương Tể tướng thời Sở Hoài Vương).
-              Là người đã đề xướng nhiều chủ trương, chính sách tiến bộ nhưng vua Sở nghe theo bọn gian thần nên đã rẻ rúng Khuất Nguyên. Ông bị cách chức, bị đày xuống phía nam.
-              Khuất Nguyên đã tự tử trên sông Mịch La. Sau khi ông chết, nhiều người thương tiếc, trong đó có Tống Ngọc. Nguyễn Du cũng là người hết sức yêu mến Khuất Nguyên, ông đã viết đến năm bài thơ chữ Hán về Khuất Nguyên, nhưng óng chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên.
2.            Về tác phẩm Ly tao:
-              Ly tao là một tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ Khuất Nguyên, tác phẩm gồm 372 câu, được viết theo thể Tao, vốn là một làn điệu dân ca nước Sở.
-              Điểm nổi bật của Ly tao là lòng yêu nước thiết tha mãnh liệt. Điều đó tập trung biểu hiện ở lí tưởng muôn xây dựng một nền chính trị tốt đẹp và tinh thần đấu tranh ngoan cường cho lí tưởng đó.
-              Ly tao có tính chất tự sự, song chủ yếu là trữ tình, cũng có nhiều chi tiết vạch tội ác của bọn triều thần song chủ yếu là biểu hiện trực tiếp lí tưởng. Đặc điểm đó khiến tác phẩm có một màu sắc lãng mạn với những thần thoại, truyền thuyết, nhân vật lịch sử, mây gió, núi sông, hoa cỏ, thú vật., k/t luyện lại. Với hàng loạt những phương thức tu từ như khoa trương, nhãn Cích hóa, ẩn dụ,... tác phẩm đã tạo nên một bức tranh xã hội hoành tráng.
-              Đọc Ly tao, người đọc như được bước vào một khu vườn với những hình ảnh chồng chất nhưng không có cảm giác rườm bởi những hình ảnh được liên hợp nhất quán xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
3.            Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên vì theo ông thì cuộc đời ở nước Sở có gì tốt đẹp mà gọi hồn của Khuất Nguyên về. Hãy phân tích xem những cái xấu của xã hội nước Sở mà Nguyền Du vạch trần là gì?
-              Đời sống khốn cùng của người dân: Hồn không thấy mấy trăm châu ở Hồ Nam đó sao? Chi có những người gầy gò, không ai béo tốt.
-              Bọn tham quan không hề lo cho nỗi cơ cực của người dân, chúng chỉ lo hưởng thụ ngựa xe, vênh váo. Ngoài mặt thì miệng nói ngon ngọt, nhưng bên trong thì cắn xé thịt người ngọt xớt như đường.
-              Đời sau ai ai cũng là Thượng quan cả (Thượng quan ở đây tức Thượng quan Ngân Thượng là kẻ dèm pha để Sở Hoài Vương ruồng bỏ Khuất Nguyên).
-              Mặt đất đâu đâu cũng là sông Mịch La (con sông thuộc huyện Tương Âm, tinh Hồ Nam, nơi Khuất Nguyên trầm mình).

Xem thêm >>> Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của "Chị em Thúy Kiều"

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe