Đăng ký

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng chi tiết, hay nhất

2,820 từ Phân tích

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

     Thế Lữ là một trong tác giả cầm lá cờ chiến thắng cho phong trào Thơ mới của nền văn học Việt Nam. Trong đó, “Nhớ rừng” của Thế Lữ không chỉ là một khúc trường ca dữ dội bộc lộ tâm trạng đau thương, chán chường khi sống trong cảnh tù đày của con hổ, mà đó còn là một họa phẩm hoành tráng vẽ nên từng bức chân oai phong bằng câu từ đặc sắc của vị chúa sơn lâm nơi núi rừng đại ngàn. Đặc biệt, tính tạo hình của tác phẩm được thể hiện rõ nét nhất qua bức tranh tứ bình trong “Nhớ rừng”.

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng chi tiết, hay nhất

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ nhớ rừng

Mở bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

     Tứ bình là một nét tạo hình rất quen thuộc và phổ biến từ cổ điển. Ngày xưa, người ta thường khái quát một hiện thực một cách trọn vẹn qua bộ tranh với bốn bức. Vì thế, tự thân tứ bình chính là một cấu trúc, một chỉnh thể, một thế giới hoàn hảo. Từ hội họa, tứ bình đã được khai thác và đưa vào nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác, đặc biệt là trong văn thơ.

     Có thể dễ dàng nhận thấy bức tranh tứ bình trong Chinh phụ ngâm ở những phân đoạn thể hiện nỗi nhớ nhung da diết của người chinh phụ. Hay trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, tâm trạng đau đớn, hãi hùng của nàng Kiều cũng được thể hiện một cách đặc sắc qua tứ bình ở điệp khúc “buồn trông…”. Nếu vậy, dùng đến tứ bình hẳn chưa phải là điều mới lạ. Tuy nhiên, trong “Nhớ rừng”, điều đáng nói là bức tranh tứ bình được vẽ nên đều là những chân dung tự họa khác nhau của cùng một vị chúa tể rừng xanh. Từ đó, bức tranh đã khái quát một cách trọn vẹn về cái thời oanh liệt của chúa sơn lâm.

                    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

                    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

                    Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

                    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

                    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

                    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

                    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

                    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

                    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Xem thêm:

Cảm nhận khổ 3 bài thơ Nhớ rừng

Phân tích và làm rõ giá trị nghệ thuật trong bài thơ nhớ rừng

Thân bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

     Lối tạo hình bằng thơ đã khiến đoạn thơ trên trở thành đoạn tuyệt bút của Nhớ rừng. Bốn bức tranh mang những sắc màu, khung cảnh khác nhau đã diễn tả trọn vẹn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối, đầy uất hận. Giọng điệu của loài chúa sơn lâm ngày càng trở nên oán than, dữ dằn khi sử dụng những câu hỏi tu từ mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.

     Bức tranh đầu tiên hiện lên với vẻ đẹp rất đỗi thi vị:

                    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

                    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

     Đọc câu thơ, ta như liên tưởng đến thứ màu sắc vàng lóng lánh nên thơ của ánh trăng in trên dòng suối vắng nơi núi rừng hoang vu. Đó chính là những kỷ niệm không bao giờ có cơ hội trải qua trong những ngày tháng tiếp theo của con hổ khi sống trong cảnh tù đày như hiện tại - một quá khứ vàng son. Loài chúa sơn lâm hiện lên như một thi sĩ của chốn lâm tuyền, dáng vẻ hiên ngang uống ánh trăng tàn một cách thi vị.

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ nhớ rừng- CungHocVui

Phân tích về bức tranh tứ bình

     Bức tranh thứ hai vẽ nên cảnh núi rừng hùng vĩ những ngày mưa cùng sự điềm nhiên của loài chúa sơn lâm.

                    Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

                    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

     Gam màu vàng giờ đã nhường chỗ cho gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng vương chủ của núi rừng giờ đang đứng hiên ngang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh giang sơn đang thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Đó chính là bóng dáng đầy ưu tư, trang nghiêm và kiêu hãnh - bóng dáng chỉ có trong quá khứ lừng lẫy của chúa sơn lâm.

     Đến bức tranh thứ ba, cảnh cơn mưa đã chuyển sang rạng đông. Từ cái gam màu xám bạc, nay toàn cảnh đã trở nên rạng rỡ hơn khi được phủ bởi gam màu sắc thắm của ánh bình minh. Chúa sơn lâm như một lãnh chúa đang nghiễm nhiên trong giấc ngủ trễ tràng. Ngày đã lên, chúa sơn lâm vẫn nhấm nháp hưởng thụ cái lạc thú trong vương quốc của riêng mình:

                    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

                    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

     Khung cảnh núi rừng tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng mặt trời, còn loài chúa sơn lâm thì đang ngủ ngon lành trong khúc nhạc tưng bừng của chim muông một cách uy nghi. Bức tranh núi rừng hiện ra với nhiều màu sắc và âm thanh một cách sống động, chân thực. Đó cũng chính là sự hoài niệm những tháng ngày tự do, uy nghi sống giữa thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ của chúa sơn lâm.

Xem thêm;

Nếu xuất xứ và chủ đề bài thơ nhớ rừng

Phân tích tâm trạng con người trong bài thơ nhớ rừng

     Bộ tứ bình khép lại bằng bức tranh bi tráng của hoàng hôn:

                    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

                    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

                    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

     Giọng điệu của chúa sơn lâm không còn là sự thở than nữa, mà nó đã trở thành lời chất vấn đầy giận dữ khi hoài niệm về quá khứ và nhìn lại thực tại đau thương. Tư thế của chúa sơn lâm cũng vì thế mà thay đổi, trở thành một tư thế kiêu hùng của loài bạo chúa. Gam màu hiện tại cũng thay đổi sang gam màu máu.

     Qua đôi mắt của chúa sơn lâm, ánh mặt trời của hoàng hôn đỏ rực như sắc máu. Dường như trong chốn hùng vĩ ấy, chỉ có mặt trời là đối thủ duy nhất có thể phô bày quyền uy sánh vai cùng với nó. Nhưng mảnh mặt trời kia cũng đang hấp hối, gục ngã, lênh láng máu dưới con mắt ngạo mạn đầy khinh bỉ của loài mãnh thú. Mặt trời kia cũng chỉ là thứ tầm thường và quyền uy của chúa sơn lâm dường như bao trùm của vũ trụ khiến mặt trời cũng phải sợ hãi lùi bước dần về sau. 

     Bức tứ bình cuối cùng như vẽ lại bước chân ngạo nghễ của loài thú hung mãnh dẫm đạp lên cả bầu trời. Bóng dáng con hổ trùm kín vũ trụ, như dẫm nát mặt trời chính là một trong những hình ảnh dữ dội và oai hùng nhất diễn tả quyền lực của kẻ thống trị vũ trụ.

Kết bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

     Bộ tứ bình với bốn bức tranh diễn tả những cảnh khác nhau đã tạo nên bốn khoảnh khắc hoành tráng nhất của loài chúa sơn lâm. Con hổ như trung tâm của bức tranh, mà nền bức tranh chính là những phông cảnh hùng vĩ nơi núi rừng hoang dại đại ngài. 

     Đó là bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Đừng quên đọc thêm các bài văn mẫu khác tại CungHocVui.

shoppe