Đăng ký

Nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành qua bài “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp

2,914 từ

A. ĐỀ BÀI: Từ bài “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
B. BÀI LÀM
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện 1 Sơn, phủ Đức Thọ, nay thuộc tính Hà Tĩnh. Ông là người đức trọng tài cao. Vi Liang Trung nhiều lần mời ông ra giúp vua xây dựng đất nước ông mới chịu nhận. Trong thời gian này, ông đã làm bài tấu gửi lên vua Quang Trung để trình bày mục đích của việc học.
Trước hết, tác giả nêu mục đích chân chính của việc học là để làm người. Để sáng tỏ điều này, tác giả đưa ra hình ảnh so sánh cụ thể dễ hiểu: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo tiếp đó khái niệm đạo rất trừu tượng được tác giả giải thích trở nên dễ hiểu: đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người và tác giả đi đến kết luận học để làm người.
Từ chỗ xác định mục đích của việc học để làm người, tác giả đã phê phán những quan điểm sai trái trong học tập. Đó là lối học hình thức mà mục đích là câu nhu lợi. Lối học đó có tác hại rất lớn là chúa trọng nịnh thần, mọi người đều thích chạy chọt và kết quả là nước mất nhà tan. Sau khi phê phán lối học hình thức, tác giả khẳng định muốn học tốt phải có phương pháp, phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, nền tảng để tuần tự đi lên từ thấp tới cao. Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn. Đặc biệt muốn học, muốn là quốc sĩ trong thiên hạ thì học phải đi đôi với hành. Phương học như vật mới có người tài giúp ích cho nước nhà.
Trãi qua thực tế học tập, chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Hành ính là mục đích là phương pháp học tập. Mỗi khi nắm vững kiến thức, đã tiếp thu huyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. Thật là võ 1 vì phí đi biết bao công lao, tiền bạc thì giờ đầu tư vào việc học. Học mà khôn*' nh được có thể do một trong những nguyên nhân sau: hoặc là không thấu đáo, ặc là thiếu môi trường hoạt động. Trong cuộc sống, không phải không có những : người đi học không chuyên chú, nên lúc ra đời không làm được việc gì, bị mọi ười cười chê. Ngược lại, nếu hành mà không học, không có lí luận soi đường thì áp dụng vào thực tế cũng không tránh khỏi những lúng túng, khó khăn, trở lại thậm chí có khi sai lầm nữa.
Như vậy, học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Không thể xem nhẹ hành mà bỏ học hoặc ngược lại. Đã có nhiều quan điểm cực đoan khi cho rằng ĩm hay không bằng tay quen hay lí thuyết màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh, chính những quan điểm sai lầm này sẽ dẫn đến nhiều thất bại trong cuộc sống.
Với phép lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục, Nguyễn Thiếp đã làm sáng tỏ mục đích của việc học, phê phán lối học hình thức đổ cầu danh lợi. Đặc biệt tác giả đưa ra nhiều hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu, giúp người đọc hiểu được rằng người không học không biết rõ đạo. Lịch sử dân tộc đã chứng rhinh điều Nguyễn iếp nói là đúng. Biết bao người con ưu tú của dân tộc đã dùng trí thức, kiến thức :i mình để giúp ích cho dời, cho nước, cho dân. Đúng vậy, nếu không hiểu hết ý nghĩa của đạo học thì những người như Lý Công Uẩn sẽ không có được những áng 1 có sức lay động lòng người thực hiện một hành động trời non lấp bể. Đó là đưa kinh đô  từ nơi hiểm trở chốn Hoa Lư ra Thăng Long nơi địa thế của trung tâm, bốn đều có thế rồng cuộn hổ ngồi để mở ra những trang vàng chói lọi cho đất nước.
Với học vấn uyên thâm, với tấm lòng nhiệt huyết, Hưng Đạo Vương -Trần Quốc Tuấn đã soạn Binh thư yếu lược. Viết Hịch tướng sĩ để tập hợp quân dân trong trận sống mái với kẻ thù.
Học để hành đạo, học để giúp đời, lịch sử nước ta sẽ mãi mãi ghi nhớ những tấm gương thông hiểu đạo học như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng,...
Bái bản tấu “Bàn luận về phép học” bằng phép lập luận sắc bén, cụ thể và thuyết phục lòng người, Nguyễn Thiếp đã làm sáng tỏ mục đích của việc học, phê phán lối học hình thức cầu danh lợi. Đặc biệt tác giả chỉ rõ, quan điểm học tập vì phương pháp học tập đúng đắn sẽ đưa đến lợi ích đúng đắn: Đất nước sẽ có nhiều nhân tài, che độ bền vững, quốc gia phát triển.
Đối với học sinh, những lời dạy của Nguyễn Thiếp vẫn là những bài học quý giá trong quá trình học tập. Chúng ta đi học là để biết thêm những kiến thức mới do giáo viên giảng dạy, cung cấp. Cái ta biết chỉ là giọt nước, củi khô. Học sinh đi học cần phải chịu khó đọc sách, cố gắng ghi nhớ những kiến thức do thầy cô giáo cung cấp, biết học học ở bạn bè, ở các anh chị lớp trên đó là một phần của đạo học.
Càng nhiều tri thức, con người mới có thể vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ đất nước,  cường quốc mạnh không lấy tiêu chí dân đông, nước rộng mà phái lấy tiêu chí là dân trí, là người có học, đó chính là tài sản quý của một dân tộc.
Hoc với hành có ý nghĩa to lớn để xác định giá trị thật hay giả của một trí thức.
Lối học không hành sẽ đào tạo ra một lũ nịnh thần làm triều đình suy đồi dẫn đốn hoạ nước mất, nhà tan. Học không hành là lối học hình thức với mục đích cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng tới những nhân cách tầm thường, ích kỉ hại dân. Thật đau lòng khi trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải chứng kiến những vụ án tham ô làm thất thoát hàng trăm tỉ đồng của nhà nước. Xấu hổ thay, khi ta phải cluing kiến những người không học mà vẫn có bằng cấp, những học sinh đến trường chí quậy phá, đua đòi.
Bác Hồ đã từng khuyên thiếu niên: Học tập tốt, lao động tốt. Học đi đôi với hành cũng là muốn gắn học với hành. Không học những điều vô bổ, nhảm nhí chẳng đem lại một kêt quả gì cho cuộc sống. Thế hệ thanh niên Việt Nam muốn đất nước phát triển sánh vai các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong muốn thì ngày đêm không ngừng phải học, chỉ có học, học để áp dụng, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, có như vậy chúng ta mới xứng danh là Con Rồng, Cháu Tiên.
Học gắn với hành sẽ tạo nên những con người chân chính, tạo nên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chuyên môn và nhân cách. Một người trí thức chân chính sẽ luôn tự thấy mình kém còi, dốt nát và muốn học thêm mãi, muôn thực hiện tốt lời dạy của Lê-nin. Học, học nữa, học mãi. Khoa học càng tiến bộ, thì sự học sẽ không giẫm chân tại chỗ. Những điều ta học được hôm qua, cần bổ sung cho hợp với hòm nay. Học tập cần phải đi sát với tiến bộ chung của nhân loại mới có ích và mới đúng với ý nghĩa của học hành
Nền giáo dục Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển, từ chỗ truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt, chúng ta đang tiến tới chỗ con người mới sáng tạo, chủ động, tích cực trong học tập và trong cộng tác. Bài viết “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến hôm nay vẫn là chân lí giúp chúng là hiểu hơn về mục đích học và phương pháp học.

Xem thêm >>> Dàn ý phân tích bài "Bàn luận về phép học"

Trên đây là bài viết nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành mà Cunghocvui gửi đến bạn. Mong rằng qua bài viết cũng như qua tác phẩm "Bàn về phép học" của Nguyễn Thiếp sẽ giúp bạn hiểu hơn nữa. Chúc các bạn học tập tốt <3