Đăng ký

soạn bài Bàn về phép học- soạn văn 8

1,413 từ Văn mẫu

 

Câu 1: Trong phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

   Trong phần đầu bài văn tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học là: học để làm người có đạo đức, có tri thức, học dế góp phần làm hưng thịnh đất nước.

Câu 2: Tác giả phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của việc học ấy là gì?

    Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Lối học này gây những tác hại lớn.

   Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó là làm cho “chúa trọng nịnh thần” người trên, kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất, dẫn đến cảnh “nước mất, nhà tan”.

Câu 3: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thục hiện những chính sách gì?

   Để khuyên khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện các chính sách sau:

   - Cho mở rộng việc học ở tất cả các phù, huyện trong cả nước để con cháu các quan lại hoặc thường dân đều có thế đi học.

   - Về nội dung, việc học tập phải theo cách giáo dục của Chu Tử, đi từ dễ lên khó. Như thế mới bồi dưỡng được nhân tài lập công, giúp nước.

Câu 4; Bài tấu có bàn về phép học. Đó là phép học nào? Từ thực tế việc học của em, em thấy phương pháp học tập nào tốt nhất? Vì sao?

  Trong bài tấu, có đoạn nói về phép học: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là phép học: phải học rộng, học nhiều nhưng cần nắm vừng cái cốt lõi của kiến thức và biết gắn kiến thức với thực tế cuộc sông, học đi đôi với hành.

   Qua thực tế học tập, em thấy phương pháp sau đây là tốt nhất: trên cơ sở nghe các thầy cô giảng dạy, học sinh phải biết tự học và cố gắng kết hợp học với hành, cô" gắng vận dụng các kiến thức đã học vào các việc của đời sống. Đó là cách học giúp cho bản thân em hiểu sâu bài giảng, nhớ lâu kiến thức và biết vận dụng nhiều điều đã học và công việc gia đình. Ví dụ: Em đã được học môn Sinh vật và hiểu về việc ghép cây nên em đã tự mày mò ghép một số cây trong vườn nhà và thấy kết quả rất tốt đẹp.

Câu 5:  Tác giả đã nêu lên tác dụng của việc học chân chính như thế nào? Những lời khuyên ấy có ý nghĩa thế nào đốì với ngày nay?

- Tác giả đã nêu lên tác dụng lớn lao của việc học chân chính:

     + Nó sẽ đào tạo được nhân tài; nhân tài sẽ lập được công làm cho nước nhà vững yên.

     + Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

   - Lời khuyên này, đôi với ngày nay vẫn có ý nghĩa sâu sắc vì chúng ta luôn nều cao phương châm học đi đôi với hành, kiến thức sách vở phải gắn liền với thực tiễn cuộc sông. Ngày nay, chúng ta càng cần đào tạo nhiều nhán tài giỏi về lí thuyết, kiến thức đồng thời cũng phải giỏi về thực hành khoa học kl thuật để làm cho đất nước ta ngày thêm giàu mạnh.

 MỤC DlCH CHẢN CHÍNH của việc học tập:

Học dể làm người biết dao lí vầ có kiến thức.

 

Phé phán lối học chuộng hình thức, mưu cầu danh lợi.

 

Khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn: học rộng, hiểu sâu, nắm chắc kiến thức, cốt lõi, kết hợp học với hành.

 

Tác dụng của việc học chân chính: đào tạo được nhân tài, làm quốc gia hưng thịnh.

 

shoppe