Nắm trọn kiến thức lý thuyết về thủy tức chuẩn nhất
Bài viết tổng hợp những kiến thức cần nhớ về thủy tức sinh học 7 như hình dạng cấu tạo, sinh sản, di chuyển, sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi và giải đáp câu hỏi thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào. Hãy cùng tìm hiểu với Cunghocvui ngay thôi.
I) Tổng quát
1) Hình dạng cơ thể
- Trụ dài:
- Phần trên: lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.
- Phần dưới gọi là đế dùng để bám vào giá thể.
- Đối xứng
2) Phương thức di chuyển
Thủy tức có hai phương thức di chuyển:
- Một là di chuyển theo kiểu sâu đo.
- Hai là di chuyển theo kiểu lộn đầu.
3) Dinh dưỡng
- Thủy tức lấy dinh dưỡng nhờ vào hoạt động bắt mồi.
- Lỗ miệng là nơi vừa đưa thức ăn từ bên ngoài vào trong, vừa là nơi thải chất thải ra khỏi cơ thể.
- Hô hấp của thủy tức được thực hiện qua thành cơ thể.
4) Sinh sản
3 hình thức sinh sản:
- Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.
- Hình thành hai tế bào sinh dục đực - cái để kết hợp (sinh sản hữu tính)
- Tái sinh từ một phần có thể cắt ra.
II) Cấu tạo
(Bảng cấu tạo trong của thủy tức)
III) Sự khác nhau về sinh sản vô tính mọc chồi giữa san hô và thủy tức.
San hô | Thủy tức | |
Giống | Cơ bản đều giống nhau | |
Khác (khi trường thành) | Chồi vẫn dính ở cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn. | Sẽ tách ra để sống độc lập. |
IV) Câu hỏi
Câu 1: Vận dụng lý thuyết ở trên để trả lời câu hỏi thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
Câu 2: Trình bày hình dạng, các hình thức lấy dinh dưỡng, sinh sản, phương thức di chuyển của thủy tức.
Câu 3: Con đường mà thủy tức vừa lấy dinh dường từ bên ngoài vào bên trong, vừa thải chất bã ra bên ngoài có tên gọi là?
Xem thêm>>> Giải bài tập SGK
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được về thủy tức sinh học 7, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình học tập. Hãy để lại comment đáp án câu hỏi và ý kiến thắc mắc của bạn ở bên dưới, chúc bạn học tập tốt <3