Đăng ký

Mẹo Văn học - Nghị luận xã hội là gì?

Mẹo Văn học - Nghị luận xã hội là gì?

Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn một mẹo rất quan trọng trong và trả lời câu hỏi văn nghị luận xã hội là gì?!

I. Văn nghị luận xã hội là gì

Nghị luận xã hội là bài văn nghị luận viết ra để trình bày ý kiến, thái độ trước một vấn đề nào đó (một ý kiến, một quan điểm, một hiện tượng đời sống, một phương pháp, sáng kiến, phát minh...); nghị luận là dùng lí lẽ. dẫn chứng để cho thấy vấn đề đó đúng sai, lợi hại, có ý nghĩa lớn, nhỏ như thế nào, và bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối.

Phân loại:

- Văn nghị luận xã hội hạnh phúc là gì? Là bàn về các vấn đề liên quan đến hạnh phúc xung quanh con người.

- Văn nghị luận về hiện tượng xã hội là gì? Là các bài văn bàn luận về các vấn đề sống và thực tại xảy ra trong đời sống thường nhật.

Làm bài văn nghị luận cần thực hiện các công việc sau: 

1. Giải thích vấn đề được đem ra nghị luận.

Đây là phần không thể thiếu trong bài nghị luận, bởi vì có giải thích đúng, sâu sắc, thuyết phục thì mới rút ra được vấn đề cần nghị luận và mới có cơ sở để đưa ra ý kiến đánh giá, nhận định ở phần tiếp theo. 

Ví dụ, cho đề bài: Nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao hay về công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Hãy nghị luận các bài ca dao đó. 

Người làm bài phải giải thích rõ nội dung các từ quan trọng như “công cha”, “nghĩa mẹ”, “chữ hiếu”, “đạo con”, rồi từ đó giải thích ý nghĩa toàn bài. Nếu giải thích không rõ, không rành mạch thì vấn đề cần nghị luận sẽ mơ hồ, không nghị luận được. 

2. Đánh giá

Nội dung của vấn đề được nghị luận ấy là đúng hay sai, đúng chỗ nào, chưa đúng chỗ nào, có lợi hại, có ý nghĩa lớn nhỏ thế nào người làm bài phải đưa ra ý kiến xác định, có phân tích, dẫn chứng, lý lẽ. 

Vấn đề lợi hại, có ý nghĩa lớn hay nhỏ, trong quá khứ, trước mắt hay lâu dài, cũng có tầm quan trọng đáng kể trong bài nghị luận.

3. Bày tỏ ý kiến

Thái độ của mình đối với vấn đề được nghị luận: tán thành, phát huy, đề cao hay phản đối, uốn nắn vấn đề đó.

Dàn bài chung của bài nghị luận: 

II. Dàn ý chung của một bài văn nghị luận xã hội

1. Mở bài

- Nêu khái quát vấn đề cần được nghị luận:

- Nêu xuất xứ và câu nói, câu tục ngữ bài ca dao., chứa đựng nội dung cần nghị luận.

- Giới thiệu khái quát vấn đề cần được nghị luận để chuyển vào thân bài. 

2. Thân bài

a. Giải thích câu nói (câu tục ngữ..) để dẫn ra các vấn đề cần được nghị luận (từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, vấn đề). 

b. Đánh giá nội dung vấn đề được nghị luận:

- Đúng, sai (xét về mặt lí lẽ, quy luật, thực tế...).

- Lợi, hại (quá khứ, hiện tại, trước mắt, lâu dài...)

- Ý nghĩa lớn, nhỏ (đối với cá nhân, gia đình, đoàn thể xã hội...).

c. Bày tỏ ý kiến thái độ của mình đối với vấn đề vừa nêu.

- Tán thành, biểu dương, khẳng định (hay phản đối, phê phán).

- Đề nghị mọi người quan tâm, chú ý thực hiện...

3. Kết bài

- Đánh giá tổng quát vấn đề được nghị luận.

- Nêu ý kiến tổng quát của mình về vấn đề đó.

III. Bài mẫu

Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được. Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy. Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao? Và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định. Giống như một nhà triết học đã nói: "Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra".

"Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả" Thoạt đầu câu nói này có vẻ vô lý nhưng khi để ý từng câu từng chữ thì đây đúng là một quy luật của tự nhiên. Điều rõ ràng nhất ta có thể thấy được chính là thú non của một giống loài nào đó khi sinh ra đều mang tất cả những đặc điểm hình thái và cả tính chất của bố mẹ. Mèo con vừa mới sinh ra đã được thừa hưởng tất cả những đặc điểm của mèo bố mẹ. Màu lông bao phủ cơ thể giống với bố hoặc mẹ móng vuốt sắc nhọn phục vụ cho thói quen bắt chuột sau này. Hay một đàn rùa con vừa cắn đứt vỏ trứng chui ra ngoài về với biển khơi nhưng tại sao thú non yếu ớt như vậy làm sao bơi được trong dòng nước lạnh lẽo kia nhưng mẹ tạo hoá đã ban cho chúng khả năng đó hai chân như hai mái chèo có thể di chuyển dễ dàng trong làn nước. Những khả năng đặc biệt đó chỉ có thể thấy ở loài vật sống trên Trái đất.

Nhưng còn con người thì sao? Một cô bé hay cậu bé vừa chào đời trông bụ bẫm kháu khỉnh nhưng không ai có thể nhìn nó mà đoán biết được bố mẹ nó là ai. Cơ thể yếu ớt kia không thể nào tự chống chọi với những khắc nghiệt của cuộc sống bên ngoài. Không như những con vật khi mở mắt thấy ánh sáng mặt trời cũng là lúc chúng phãi bươn chải lo cho cuộc sống cùa mình. Cũng có những giống loài được sự chăm sóc của bố mẹ nhưng theo nặm tháng chúng sẽ tự lập và có thể không bao giò được gặp lại bố mẹ nữa. khác rất nhiều so với con người. Con người chúng ta ngay từ khi sinh ra tuy không sở hữu bất cứ thứ gì nhưng đã được đón nhận bao nhiêu tình thương yêu dịu dàng của mẹ và sự chăm sóc chu đáo của cha... Theo thời gian chúng ta lớn lên từng ngày trong vòng tay ấm áp đó.

Cuộc sống thì không bao giờ êm dịu như vậy và luôn trớ trêu với nhiều người. Nhiều đứa bé sinh ra không biết mặt cha và cũng không biết thế nào là ngọt nào của sữa mẹ. Nhưng chúng cũng lớn lên theo năm tháng và trở thành một công dân của một đất nước nhưng tương lai và cuộc sống thì bị chôn sâu trong bốn bức tường của sự bất hạnh và cô đơn.

Vừa lọt lòng mỗi người không là gì cả và củng có những số phận bất hạnh không có quyền được biết đấng sinh thành ra mình. Nhưng không vì thề mà tương lai và cuộc sống kia trở nên mù mịt và tối tăm. và họ không có cái quyền được mơ ước hay hi vọng. và tương lai tươi sáng, thành công và vinh quang se không bao giờ thuộc về họ. vì tất cả những mơ ước cao đẹp ấy không phãi được quyết định bởi hoàn cảnh sinh ra mà chính là do ý chí quyết tâm của mỗi người.

"Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra". Vế sau câu nói của nhà triết hoc như một lời khuyên cho chúng ta. phải luôn biết vươn lên trong cuộc sống, phải có hoài bảo và lý tưởng và vạch ra một mục đích rõ ràng cho cuộc sống bản thân. Không bao giờ biết chùn bước trước bất cứ khó khăn nào.

Nhưng những ý chí quyết tâm kia không phải lúc nào cũng mỉm cười với mọi người và sẽ không tìm đến bất cứ ai, chỉ có những người luôn có gắng vươn lên trong cuộc sống vượt qua mọi khó khăn và đến lúc những khó khặn kia ko làm chùng bước họ thì chính là lúc họ tím được những hạnh phúc và những khám phà bổ ích cho bản thân. Và có một số đông sẽ không bao giờ khám phá ra những chân lý đó vì sự bi quan luôn yếu lòng trước những khó khăn vấp phải. Thất bại là khởi đầu của sự thành công và thất bại chỉ là thành công khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiên mình.

Con người khi sinh ra không là gì cả chỉ là mầm sống mới được sinh ra chỉ là một đúa trẻ sơ sinh không tên tuổi, Nhưng bằng tất cả sự nổ lực không ngừng lòng quyết tâm bền bỉ và ý chí vươn lên thì mầm sống ấy sẽ lớn lên và sinh hoa kết trai góp cho đời những hương sắc. Và khi chết đi họ đã có được tất cả mặc dù không còn trên cỏi đời này nữa.

"Tạo lập! Xây dựng! Phục vụ! Đó là những mệnh lệnh của thiên nhiên. Hãy làm theo những mệnh lệnh đó, và bạn sẽ thấy sự giàu sang và phong phú của vũ trụ là vô tận." hãy sống hết mình và không ngừng phấn đấu ban sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ vì "Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra". mà. không phảido ai khác sắp đặt hay ép buộc và tư do chính là trang mà chúng ta có được.

Mẹo Văn học

Hy vọng rằng với những nội dung quan trọng về văn nghị luận xã hội là gì trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn và gặt hái được kết quả cao trong học tập!

shoppe