Khái niệm chung, cấu tạo biến trở và các loại biến trở thường gặp
Khái niệm chung, cấu tạo biến trở và các loại biến trở thường gặp
Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một khái niệm vô cùng quen thuộc trong phạm trù Vật lý 9. Đó chính là khái niệm về biến trở các cách đo biến trở cho đoạn dây dẫn. Nếu bạn quan tâm chủ đề này, xin vui lòng tham khảo bài viết sau!
I. Khái quát chung
1. Biến trở là gì?
Khái niệm về biến trở là thiết bị đo điện trở cho dây dẫn, với điện trở thuần có thể thay đổi tùy ý theo mục đích.
Cấu tạo gồm hai bộ phận chính bao gồm: con chạy và cuộn dây. Cuộn dây của thiết bị thường được làm bằng hợp kim với điện trở suất lớn có thể được điều chỉnh và chân ngõ ra gồm ba chân.
Ứng dụng: Thiết bị thường được ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa và là bộ phận quan trọng trong những máy đo dòng điện.
Kí hiệu biến trở:
Mới nhất:
2. Các loại biến trở
- Loại tay quay
- Loại con chạy
- Loại than
- Loại dây quấn
Mỗi loại sẽ tương đương với từng mục đích sử dụng khác nhau.
II. Cách đo biến trở và kiểm tra
Khi ta gặp phải vấn đề biến trở bị đo sai hoặc không hoạt động thì chúng ta cần lưu ý gì để kiểm tra một cách chính xác? Để kiểm tra được thiết bị có đo đúng hay không ta sẽ tiến hành kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng VOM. Tiếp đó ta kiểm tra xdem chân chạy của thiết bị là chân nào trong ba chân của nó.
Sau đó ta tiến hành dùng hai que đo của đồng hồ vạn năng gắn vào hai chân bất kỳ của thiết bị. Để điều chỉnh ta vặn các núm xoay của biến trở xem giá trị đo được như ban đầu có bị thay đổi hay không. Nếu sau khi đó không có dấu hiệu hay đổi thì hai chân vừa kiểm tả là hai chân cố định và chân còn lại chính là chân chạy của thiết bị.
Xem thêm: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
III. Ứng dụng
Ngày nay, biến trở thường được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như sản xuất điện máy hay thiết bị điện gia dụng. Có thể kể đến các thiết bị điện như đầu DVD, tivi, ampli,...
Bên cạnh đó, việc cải tiến và nâng cấp lên một cách đa dạng cũng làm mở rộng thêm phạm vi áp dụng cùa thiết bị gì vào trong đời sống, và điều này là cần thiết. Tuy nhiên, quá trình nâng cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên một số thiết bị như PLC chỉ đọc được tín hiệu 4-20mA/0-10V nên để sử dụng được ta phải cần đến bộ chuyển đổi biến trở thì mới phù hợp được với hoạt động của máy PLC.
Trên đây là một số kiến thức căn bản bạn nên biết về chủ đề này, nếu có thắc mắc hay tài liệu học thú vị xin vui lòng để lại dưới mục bình luận. Chúng tôi rất mong muốn nhận được những đóng góp của các bạn để giúp bài viết được thêm hoàn thiện hơn. Chúc các bạn đạt được điểm số cao!