Giới thiệu một vài nét về tác giả Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh (1872-1836), hiệu là Tây Hồ, còn có biệt hiệu là Hi Mã, quê ở Quảng Nam. Ông đậu Phó bảng, làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về, đọc “ Tân thư" , đi khắp trong nước và sang Nhật để xem xét thời cuộc.
Ông là một chiến sĩ yêu nước lớn và có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam, từng giảng dạy ở trường Đông Kinh nghĩa thục và nhiệt tình nêu cao phong trào Duy tân tự cường.
Năm 1908 bị bắt giam, đày ở Côn Đảo. Sau hơn ba năm bị đày đọa, ông được tha rồi sang Pháp sống và hoạt động, cổ vũ tinh thần yêu nước và dân chủ.
Tháng 6 năm 1925, Phan Châu Trinh từ Pháp trở về nước rồi bị mất đột ngột (1926). Đám tang của Cụ là quốc tang, trở thành một phong trào yêu nước rầm rộ khắp Bắc - Trung - Nam. Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, cụ Phan Sào Nam viết: “Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê
Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng,cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói"
Phan Châu Trinh để lại nhiều văn thơ chứa chan tinh thần yêu nước, chống thực dân và phong kiến tay sai như "Tây Hồ thi tập", "Thất điều thư"