Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn (siêu ngắn)
- Hai câu Đề: Tư thế ngạo nghễ của người tù khi ở Côn Lôn
- Hai câu Thực: Sức mạnh phi thường của người chí sĩ yêu nước
- Hai câu Luận: Chí khí vững bền qua gian khó
- Hai câu Kết: Tinh thần lạc quan, dũng khí hiên ngang sắt đá.
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8, tập 1):
Công việc đập đá của người tù ở Côn Lôn:
-Không gian: Giữa đất Côn Lôn, núi non trập trùng
-Điều kiện làm việc: Bị gông cùm, quát tháo, đánh đập
-Tính chất công việc: Lao động khổ sai.
→Công việc đập đá khó khăn, gian khổ, khắc nghiệt.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
-Bốn câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa:
+ Công việc khổ sai vất vả, khổ cực, bị thực dân Pháp đày đọa.
+ Người chiến sĩ đang thể hiện sức mạnh, ý chí, đang chinh phục những khó khăn, cản trở để đi tới thành công.
-Giá trị nghệ thuật của 4 câu trên:
+ Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn, chinh phục khó khăn.
+ Đảo ngữ, đảo tính từ, động từ lên trước “lừng lẫy”, “xách búa”, “Ra tay” đã nhấn mạnh được sức mạnh, khi phách và ý chí của người chí sĩ.
+ Biện pháp nói quá “lở núi non”, “tan năm bảy đống”, “mấy trăm hòn”: Khẳng định chiến công, tôn cao hinhg tượng oai phong, lẫm liệt của người anh hùng.
→Khẩu khí tác giả: Đanh thép, hào hùng, hiên ngang, không chịu khuất phục.
Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
-Ý nghĩa của 4 câu thơ cuối: Thể hiện tinh thần cách mạng bền bỉ, ý chí sắt đá và khẩu khí ngang tàng ở người anh hùng.
-Cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả:
Tạo thế tương quan đối lập:
+ Tháng ngày >< thân sành sỏi
+ Mưa nắng >< dạ sắt son.
→Khó khăn gian khổ không làm chùn bước mà chỉ rèn thêm sự kiên cường, ý chí chiến đấu cho người chiến sĩ.
So sánh tương đồng:
+ Gian nan-việc con con, lỡ bước
+ sự nghiệp cách mạng-việc vá trời
+ Chiến sĩ cách mạng-kẻ vá trời
→Nổi bật hình ảnh người chiến sĩ yêu nước: Sự nghiệp cách majngh vô cùng thiêng liêng, là quá trình lâu dài. Người làm việc lớn thì phải sẵn sàng đón nhận và vượt qua thử thách.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX qua Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngạc Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn:
-Họ đều là những nhà Nho yêu nước sa cơ nhưng có tinh thần kiên cường, ý chí quyết tâm theo đuổi sự nghiệp “kinh bang tế thế” đến trọn cuộc đời.
-Họ ngang tàng, ngạo nghễ, bất khuất, thể phong thái ung dung đường hoàng của người chí sĩ yêu nước.