Dàn ý phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm chi tiết, hay- văn 10
Dàn ý phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm chi tiết
CungHocVui chia sẻ đến bạn dàn ý phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm để bạn hiểu hơn về nỗi cơn đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận cũng như thấy sự yêu thương của vợ giành cho chồng. Từ đó có thể hoàn thành bài phân tích tốt nhất.
Dàn ý phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm
Mở bài dàn ý phân tích về tâm trạng của người chinh phụ ngâm
- Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn
- Dẫn dắt vào tác phẩm Chinh phụ ngâm.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài chinh phụ ngâm
Dàn ý tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ kèm bài văn mẫu
Thân bài
Phân tích về tâm trạng của người chinh phụ khi tiễn chồng
8 câu đầu thể hiện nỗi cô đơn của người chinh phụ
- Hoàn cảnh: sau khi tiễn người chồng ra chiến trường, người chinh phụ lẻ loi, nhung nhớ.
- Hành động:
-
“Gieo từng bước”: thể hiện sự nặng nhọc, chậm rãi trong từng bước chân với nỗi buồn vời vợi trong lòng của người chinh phụ.
-
“Rủ thác đòi phen”: thể hiện hành động buông xuống và cuốn lên nhiều lần.
=> Chỉ người phụ nữ đang trong tâm trạng buồn chán, những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, không chủ đích, không có hứng thú làm việc gì.
- Hình ảnh:
-
“Chim thước”: loài chim báo tin lành.
=> Người chinh phụ mong ngày chồng thắng trận trở về bình an vô sự, nhưng mãi vẫn không thấy chim thước bay về báo tin.
-
“Ngọn đèn”, “chẳng biết”: chờ đợi, ngóng trông từ sáng đến đêm khuya.
=> Tâm trạng buồn rầu, nhớ nhung, chờ chồng trong vô vọng của người chinh phụ.
-
“Hoa đèn- bóng người”: thể hiện sự thao thức, trằn trọc từng đêm vì nhớ chồng, cô đơn, không ai chia sẻ.
Xem thêm:
Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay
- Lời độc thoại trong nội tâm của người chinh phụ:
-
“ Lòng thiếp riêng bi thiết”: gợi lên nỗi lòng sầu thảm, bi thương, cô độc đến mức không thể thốt nên lời.
-
“ Buồn rầu”: sự buồn bã, rầu rĩ thường trực.
-
“Khá thương”: tâm trạng lo âu, bồn chồn, xót xa cảnh chồng ở nơi chiến trận gian nguy của người chinh phụ.
- Nghệ thuật:
-
Đối: “rủ- thác, “ngoài-trong”: thể hiện thói quen lặp đi lặp lại hằng ngày.
-
Điệp ngữ bắc cầu: “đèn biết chăng- đèn chẳng biết” => thể hiện sự cô đơn, buồn bã đến mức người chinh phụ chỉ còn biết tự vấn cùng cảnh vật xung quanh.
-
Câu hỏi tu từ: “Là lời than thở khắc khoải không yên”
-
Từ biểu cảm: Bi thiết, buồn rầu, khá thương,...=> Khắc họa rõ nét tâm trạng của người chinh phụ.
8 câu tiếp theo thể hiện nỗi buồn phiền kéo dài ngày qua ngày của người chinh phụ
Dàn ý phân tích chi tiết tâm trạng người chinh phụ ngâm
- Cảnh vật: “gà eo óc”, “năm trống”, “hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”: người chinh phụ nhớ chồng đến thao thức suốt đêm, tâm trạng sầu não rối bời, bồn chồn cùng với cảnh vật cô quạnh, heo hút.
- Thời gian: “khắc giờ đằng đẵng như niên” => từng phút từng giây đối với người chinh phụ trải qua buồn chán, vô định, mỗi giây trôi qua dài như một năm.
- “Mối sầu”, “dằng dặc”, “miền biển xa” => thể hiện tâm trạng chán chường, lẻ loi, dàn trải ra không gian rộng lớn để khắc họa mức độ cô đơn, nhung nhớ của người chinh phụ.
- Hành động: “Hương gượng đốt”, “gương gượng soi”, “gượng gảy ngón đàn”: hoạt động một cách miễn cưỡng, gượng gạo, không sức sống.
Xem thêm:
Phân tích 8 câu cuối tính cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Bài văn mẫu phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm
8 câu cuối gợi nối niềm nhớ thương chồng nơi phương xa của người chinh phụ
- “Gió đông, Non yên”, “Đường lên bằng trời”: gợi khung cảnh cô đơn với nỗi nhớ xa xăm của người chinh phụ.
- “ Cảnh buồn tha thiết lòng”, “cành cây sương đượm”, “tiếng trùng mưa phun”: cảnh vật cũng buồn rầu, ảo não dưới sự cảm nhận của người chinh phụ đang trong tâm trạng cô đơn, muộn phiền.
Kết bài
- Khái quát lại tác phẩm, nêu suy nghĩ bản thân.
Trên đây là dàn ý phân tích về tâm trạng của người chinh phụ chi tiết giúp bạn có thể hoàn thành bài phân tích tốt nhất.