Dàn ý thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chi tiết, hay
Dàn ý thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Người phụ nữ trong xã hội ngày xưa được nhiều tác giả đề cập đến trong các sáng tác của mình. Đó là những con người sống phải sống trong cảnh cam chịu, khổ cực và luôn bị chèn ép bởi sự bất công của cuộc đời. Họ phải trải qua một cuộc đời đầy gian truân và bất hạnh, bởi sự tác động của chiến tranh, họ phải xa gia đình của mình để chờ đợi người chồng đi lính trở về.
Với dàn ý bài thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ dưới đây, bạn đọc sẽ hiểu thêm được tâm trạng, hoàn cảnh của những người chinh phụ phải luôn sống trong một tâm trạng cô đơn, nỗi nhớ gia đình khắc khoải và mong muốn gia đình được đoàn tụ.
Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ qua sáng tác của Đặng Trần Côn
Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm về cuộc đời và sự nghiệp của họ.
- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Chinh phụ ngâm: Chinh phụ ngâm được sáng tác bằng chữ Hán và được viết vào nửa đầu thế kỉ XVIII. Nội dung của tác phẩm là sự uất hận, thái độ căm ghét về những cuộc chiến tranh, bên cạnh đó còn thể hiện sự khao khát và mong muốn một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn cùng gia đình.
Xem thêm
Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài chinh phụ ngâm
Dàn ý tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ kèm bài văn mẫu
Thân bài
Dàn ý thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Giới thiệu về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (16 câu đầu)
- Người phụ nữ luôn trong một tâm trạng thao thức, chờ đợi người chồng ra trận trở về thường xuyên lặp đi lặp lại. Cụm từ “thầm reo từng bước”, “rủ thác đòi phen” muốn nói rằng người phụ nữ không thể làm được bất kì điều gì ngoài việc luôn thấp thỏm, mong ngóng sự trở về của chồng.
- Người bạn mỗi ngày san sẻ những tâm sự cùng nàng không ai khác ngoài ngọn đèn. Nhưng có một điều rằng, ngọn đèn chỉ là một sự vật, nó không thể hiểu hết được những nỗi niềm đang lấp đầy trong lòng người chinh phụ. Ngọn đèn thì cứ sáng rồi lại tắt, còn người chinh phụ thì tâm hồn và trái tim đã nguội lạnh từ rất lâu.
- Cuộc sống của người chinh phụ là tiếng “gà gáy”, là những làn “sương”. Cảnh vật hiện ra thật yên bình và giản dị nhưng lại gieo vào lòng người phụ nữ những nỗi buồn khắc khoải. Cảnh vật yên bình nhưng lòng người lại là những cơn sóng trào mạnh mẽ. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật từ láy “eo óc”, “phất phơ” muốn ngụ ý rằng dù cảnh vật bên ngoài có yên bình đến mấy thì bây giờ đối với người chinh phụ cũng thật hoang tàn và lạnh lẽo biết nhường nào.
Xem thêm:
Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay
- Thời gian thì dài “đằng đẵng”, nỗi sầu thì đã dài “dằng dặc”, nỗi nhớ của người chinh phụ đã dài miên man. Từng giờ từng phút nàng luôn ngóng trông một người nhưng lại chẳng thấy sự xuất hiện của chồng.
- Nỗi cô đơn đã bắt đầu chuyển thành những dự cảm chẳng lành về người chồng của mình. Nàng bắt đầu đốt hương, soi gương để nhìn nhận lại mọi điều, nàng gảy đàn trong một tâm trạng đầy nhớ thương về những kỉ niệm ngày xưa của hai vợ chồng.
- Tác giả đã thành công trong việc xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật, tâm trạng cô đơn trống trải của người chinh phụ đã để lại trong lòng người đọc sự đồng cảm về cuộc đời đầy bất hạnh của nàng.
Nỗi nhớ của người chinh phụ qua những câu thơ cuối
Thuyết minh tình cảnh lẻ loi của chinh phụ qua những câu thơ cuối
- Nàng gửi gắm sự mong muốn, chờ đợi của mình qua hình ảnh thiên nhiên. Hình ảnh “gió đông”, “núi yên” ý muốn nói rằng mọi niềm tin, sự hy vọng nàng đành gửi gắm qua thiên nhiên để thiên nhiên có thể nghe thấy và gửi đến chàng đang ở nơi xa chưa thể trở về.
- Hai con người ở nơi đất trời xa thẳm, họ chẳng nhìn thấy nhau nhưng vô hình chung chính bởi cái nỗi nhớ da diết mà khiến họ luôn nghĩ về nhau. Nỗi nhớ ngày một rộng và dài hơn, giờ đây nỗi nhớ còn gắn liền với thiên nhiên xung quanh, vì có một điều rằng “cảnh buồn thì người có vui bao giờ”.
- Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật từ láy, miêu tả ngoại cảnh để chỉ tâm trạng của người phụ nữ và sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả dành cho người chinh phụ.
Xem thêm:
Phân tích 8 câu cuối tính cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Bài văn mẫu phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm
Dàn ý phân tích tâm trạng của người chinh phụ
Kết bài dàn ý thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của Chinh phụ ngâm
Trên đây là dàn ý thuyết minh về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chi tiết, đầy đủ có gợi ý đi cùng. Hy vọng với dàn ý trên sẽ giúp bạn hoàn thành được bài văn mẫu thuyết minh tốt nhất và đạt được kết quả cao trong học tập.