Thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- bài văn mẫu hay 10
Thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để hiểu rõ hơn về tâm trạng, hoàn cảnh khi phỉa sống trong sự cô đơn, nỗi nhớ khắc khoải cùng mong muốn đoàn tụ. Để từ đó hiểu hơn về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội xưa, luôn cam chịu, khổ cực đặc biệt khi chiến tranh xảy ra.
Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ qua sáng tác của Đặng Trần Côn
Mở bài thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Chinh phụ ngâm là một tác phẩm nổi tiếng của tác giả Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán và đã được dịch giả Đoàn Thị Điểm dịch lại. Được sáng tác vào nửa đầu thế kỉ XVIII, một giai đoạn của xã hội phong kiến đầy loạn lạc. Những con người trong thời kì này luôn phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, gia đình chia cách, đặc biệt những người phụ nữ phải rời xa chồng để họ ra trận chiến đấu. Chinh phụ ngâm đã đem đến cho người đọc những thấu hiểu, niềm cảm thông về cuộc đời của những người phụ nữ bất hạnh, không được sống trong hạnh phúc một cách trọn vẹn. Với 476 câu thơ dài ngắn khác nhau, Chinh phụ ngâm đã để lại trong lòng người đọc những dấu chấm lửng đầy thương cảm và xót xa.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài chinh phụ ngâm
Dàn ý tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ kèm bài văn mẫu
Thân bài thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Thuyết minh về tỉnh cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Cuộc đời của mỗi con người đều luôn có trong mình một tuổi xuân đẹp đẽ. Đó là khoảng thời gian tươi đẹp nhất với nhiều màu sắc rực rỡ của bức tranh cuộc đời mang đến. Nhưng với những con người trong xã hội phong kiến, đặc biệt là người phụ nữ, họ đã phải hy sinh cả một tuổi xuân của mình để sống trong nỗi nhớ, chờ đợi gia đình mình trở về. Mở đầu đoạn trích, tác giả đã cho người đọc thấy được nỗi cô đơn, nhớ nhung của người chinh phụ trong một trạng thái thường xuyên và nỗi nhớ ấy cứ kéo dài mang một niềm khắc khoải.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu chẳng nói nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Tâm trạng của người chinh phụ cứ lặp đi lặp lại hoài một nỗi nhớ khôn nguôi. Chẳng làm được việc gì, chỉ biết nhớ và mong chờ thấy được bóng hình thân quen từ lâu đã không được nhìn thấy. Cái không gian vắng lặng đến đáng sợ ấy được thể hiện chỉ vỏn vẹn bởi hai chữ “vắng” và “thưa” nhưng lại mang một sức gợi những nỗi buồn đến khó tả. Người chinh phụ chẳng thể ngồi im một chỗ, tâm trạng bồi hồi lo lắng không khi nào yên.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích tâm trạng của người chinh phụ
Dàn ý thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Nàng vén tấm rèm để nhìn về hướng xa xăm, nhưng rốt cuộc chẳng nhận được lại một hồi âm nào từ người chồng. Nàng vô thức bởi những hành động của mình, nàng không còn đoái hoài gì đến vạn vật xung quanh của cuộc sống chỉ bởi vì đang chờ đợi một tin vui từ phương xa. Nàng lẩn quẩn trong căn phòng của mình, còn chiếc đèn làm bạn ngày qua ngày. Ngọn đèn ấy là một đồ vật vô tri vô giác, không nghe thấy được, không cảm nhận được nhưng đã chứng kiến được nỗi buồn vô tận của người chinh phụ.
Bất chợt nàng nhận ra rằng, ngọn đèn chỉ có thể ở cạnh nàng nhưng lại chẳng thể nào giãi bày được những tâm sự cùng nàng. Và, đèn thì sẽ có lúc sáng rực rỡ và lụi tàn thì cũng thật nhanh, cũng giống nàng, những nỗi nhớ vô hình khiến cho tuổi xuân, cuộc đời của nàng lụi tàn nhanh chóng. Cũng giống như những bài ca dao xưa, tác giả cũng đã mượn ngọn đèn để chỉ về những nỗi nhớ của người phụ nữ.
“Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”
Không gian gắn liền với nỗi nhớ của người chinh phụ qua những câu thơ tiếp theo. Cảnh vật có đẹp và yên bình đến mấy mà lòng người không thể cảm nhận được thì cũng chẳng trọn vẹn là bao:
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Cảnh vật xung quanh gắn liền với tâm trạng của người phụ nữ. Tiếng gà gáy “eo óc”, làn sương cũng được thể hiện rõ nét nhưng người chinh phụ chẳng thèm đoái hoài và cũng chẳng muốn cảm nhận về nó. Không gian yên bình nhưng tâm trạng trong lòng người chinh phụ lại là những cơn sóng trào đầy da diết và mãnh liệt. Với người chinh phụ, mỗi giây mỗi phút trôi qua giờ đây đã dài đằng đẵng biết nhường nào, và cũng chắc rằng thời gian dài đằng đẵng ấy luôn gắn liền với nỗi nhớ dai dẳng không khi nào nguôi.
Nỗi nhớ da diết dành cho người chồng nơi phương xa
Tác giả đã sử dụng những từ láy một cách thành công để diễn tả nỗi cô đơn của người chinh phụ. Cảnh vật yên bình đến mấy nhưng giờ đây nàng đã cảm nhận được sự hiu quạnh lạnh lẽo vốn có. Không gian trơ trọi hiện ra, chỉ có mình nàng giữa một không gian rộng lớn với nỗi nhớ dài vô tận dành cho người chồng nơi phương xa.
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”
Người chinh phụ đã bắt đầu quan sát mọi thứ xung quanh nàng để tìm lại chính mình sau bao ngày vô thức về tất cả mọi thứ. Nàng bắt đầu soi gương, tìm lại những niềm vui cho mình, nàng đốt hương để cảm nhận lại mọi thứ, nàng gảy những phím đàn để nhớ về những kí ức đẹp đẽ của hai vợ chồng. Nhưng tất cả, nàng chỉ nhận lại sự u buồn đến thê thảm. Trong những giây phút đó, bỗng trong lòng nàng, với những dự cảm, lo lắng về người chồng nơi phương xa.
Với ngòi bút trữ tình của mình, tác giả đã diễn tả được nỗi cô đơn, trống trải của người phụ nữ xuyên suốt từ đầu tác phẩm, dù nàng có làm gì đi chăng nữa thì cũng đều bị nỗi cô đơn chi phối và lấp đầy. Nỗi niềm của người chinh phụ không thể nào giải tỏa mà luôn đồng hành cùng nàng trong từng giây phút, từng khoảnh khắc. Nàng dần chết mòn, lụi tàn trong tuổi xuân của mình giống như những ngọn đèn, tỏa sáng rồi chợt tắt lúc nào không hay.
Xem thêm:
Phân tích 8 câu cuối tính cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Bài văn mẫu phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm
Cho đến cuối cùng, người chinh phụ đã gửi gắm những nỗi nhớ dài vô tận của mình qua thiên nhiên để thiên nhiên mang đến cho người chồng nơi chiến trường không biết bao giờ trở về:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”.
Người chinh phụ đã gửi hết tất thảy những nỗi nhớ của mình cho thiên nhiên đất trời để mang đến cho người chồng của mình. Không gian càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi nhớ càng dài bấy nhiêu. Khoảng cách bây giờ dù cách xa đến mấy cũng không ngăn được nỗi nhớ dành cho chàng. Từ láy “thăm thẳm”, “đau đáu” cho thấy được nỗi nhớ thương luôn được lấp đầy của người chinh phụ.
Chinh phụ ngâm mang đến giá trị nhân văn cao đẹp
Nàng chọn cách gửi từng nỗi nhớ của mình qua thiên nhiên, nhờ thiên nhiên gửi đến chàng để rồi nàng lại quay trở về với cuộc sống hiện tại luôn trong một tâm thức chờ và đợi chồng quay về. Chỉ vỏn vẹn tám dòng cuối, nhưng tác giả đã thể hiện được tâm lí nhân vật một cách trọn vẹn và thành công. Kết hợp thêm những từ láy có tính gợi để diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ luôn ẩn chứa trong lòng một cách mãnh liệt.
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã tái hiện được không chỉ bối cảnh của xã hội phong kiến mà còn thể hiện thái độ, tâm trạng và hoàn cảnh của người phụ nữ có chồng khi ra trận. Bên cạnh đó tác phẩm còn là tiếng lòng, sự cảm thông của tác giả dành cho hoàn cảnh và số phận éo le, thiệt thòi của người chinh phụ. Một lời tố cáo, phê phán dành cho xã hội phong kiến đã đẩy con người vào hoàn cảnh đầy bi kịch nhiều đến như vậy.
Thông qua bài viết thuyết minh về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trên đây, bạn đọc sẽ cảm nhận rõ nét hơn về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và dành một niềm cảm thông sâu sắc cho số phận bất hạnh của họ.