Đăng ký

Dàn ý phân tích 8 câu cuối tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay

2,009 từ Phân tích Dàn ý

Dàn bài phân tích 8 câu cuối tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 

      Dàn bài Phân tích 8 câu cuối tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung về nghệ thuật trong 8 câu thơ này. Từ đó có thể hoàn thành bài phân tích tốt nhất và đạt được kết quả học tập tốt nhất.

 Dàn ý phân tích 8 câu cuối tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- CungHocVui

Dàn ý phân tích 8 câu cuối tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 

Mở bài:

-      Giới thiệu tác giả (chữ Hán) Đặng Trần Côn và dịch giả (chữ Nôm) Đoàn Thị Điểm:

      + Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn (năm sinh năm mất chưa rõ) sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là người có cống hiến to lớn trong nền văn học Việt Nam với những tác phẩm thơ, phú chữ Hán.

      + Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) là người có công với nền văn học quốc âm, có mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, một nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại về tài xuất khẩu thành thơ tài tình.

-      Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích:

      + “Chinh phụ ngâm”, tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa và nói lên tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi

      + “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là đoạn trích từ câu 193 đến câu 220 của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ, trong đó 8 câu thơ cuối đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm.

Xem thêm: 

Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài chinh phụ ngâm

Dàn ý tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ kèm bài văn mẫu

Thân bài:

Phân tích 8 câu cuối tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- CungHocVui

Phân tích 8 câu cuối trong bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Khái quát đoạn trích:

-       Hoàn cảnh sáng tác: Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa - đàn áp giữa nông dân với quân triều đình, nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Đặng Trần Côn đứng trước thời thế, thấu hiểu nỗi khổ người chinh phụ đã viết nên bài thơ.

-      Ý nghĩa nội dung: Đoạn trích viết về tình cảnh cô đơn, tâm trạng buồn khổ của người chinh phụ trong lúc chồng đi lính, thời gian dài vẫn bặt vô âm tín, khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi một lần nữa.

2 câu thơ đầu: bộc lộ ước muốn của người chinh phụ qua thiên nhiên:

-      Gió đông: những cơn gió của mùa xuân, ấm áp và tràn trề sức sống, điềm báo tin vui, đại diện sự sum họp, đoàn viên.

-      Non Yên: tên thường gọi núi Yên Nhiên, ở biên ải phương bắc xa xôi - nơi người chồng đang chinh chiến.

-      “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng son sắt của người chinh phụ 

-> Ước muốn của người chinh phụ gửi gắm tất cả nỗi lòng vào ngọn gió xuân để có thể đến được nơi chiến trường xa xôi để người chồng thấu hiểu và trở về cùng nàng.

=> Không gian vô tận, mênh mông, không giới hạn, ngăn cách hai vợ chồng, nhưng mà nỗi nhớ cũng không nguôi, không tính đếm được của người chinh phụ.

Xem thêm: 

Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay

4 câu thơ giữa: Nỗi nhớ của người chinh phụ qua không gian

-      “Non yên - non yên, trời - trời”: thủ pháp điệp liên hoàn nhấn mạnh khoảng cách xa xôi trùng điệp, trắc trở vô vàn cũng như tình yêu cũng người chinh phụ lúc bấy giờ không gì có thể khỏa lấp nỗi nhớ ấy.

-      “thăm thẳm, đau đáu” : từ láy tả cung bậc của nỗi nhớ, vừa là nỗi nhớ sâu, dai dẳng, triền miên, vừa là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu. -> Nỗi nhớ được cụ thể hóa bằng không gian cho thấy nỗi nhớ khắc khoải dằng dặc.

-      “Đường lên bằng trời”: Xa xôi, cách trở không nào đến được 

=> Nhấn mạnh sự xa cách của đôi vợ chồng, thể hiện tình yêu và nỗi nhớ khắc khoải của người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ càng về sau càng tăng dần, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.

2 câu thơ cuối: Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh

 Phân tích về 8 câu cuối tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- CungHocVui

Phân tích về 8 câu cuối tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

-      “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người đều mang trong mình ở nỗi buồn và niềm đau

-       Cảnh vốn là vật vô tri, không biết buồn đau chính tâm trạng của con người đã nhuốm sầu cảnh vật.

      + “Cành cây sương đượm”: Nhuộm một màu buốt giá, lạnh lẽo

      + “Tiếng trùng mưa phun”: Hoang vắng, tĩnh lặng nghe được cả tiếng côn trùng kêu rả rích.

=> Tâm trạng cô đơn, thổn thức, nỗi nhớ thương, khát khao được giãi bày, chia sẻ nhưng vô vọng, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề.

Sơ kết nghệ thuật:

Phân tích 8 câu thơ cuối trong bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- CungHocVui

Nghệ thuật được sử dụng trong 8 câu thơ cuối

-       Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy

-       Thủ pháp tả cảnh ngụ tình

-       Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế

-       Hình ảnh ước lệ, tượng trưng

-       Giọng thơ da diết, buồn thương

Kết bài:

-       Khái quát nội dung, nghệ thuật 8 câu thơ cuối: như một lá thư viết đầy những lời gửi gắm nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đến người chồng nơi biên ải xa xôi.

-       Mở rộng: Liên hệ với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có chồng đi lính.

 

shoppe