Dàn ý phân tích chị em Thúy Kiều chi tiết, đầy đủ ý- Ngữ văn lớp 9
Dàn ý phân tích Chị em Thúy Kiều
“Truyện Kiều” là “món văn chương” mà bất kỳ một người yêu thích văn học Việt Nam nào cũng phải say đắm. Hình tượng người con gái tài sắc vẹn toàn, gặp nhiều trắc trở gieo vào lòng độc giả những dòng cảm xúc mãnh liệt. Dàn ý phân tích Chị em Thúy Kiều để bắt gặp hình ảnh nhân vật ở từng dòng chữ đầu tiên.
Dàn ý phân tích chị em Thúy Kiều chi tiết
Theo mô típ chung của dạng bài nghị luận văn học, đối với đề bài phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” cần giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. Từ đó làm rõ nét vẻ đẹp của Thúy Kiều, Thúy Vân qua bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả.
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Tác giả: Nguyễn Du
-
Đại thi hào dân tộc, “Danh nhân văn hóa thế giới”
-
Có nhiều tác phẩm vang danh, trong đó có “Truyện Kiều”
- Tác phẩm: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
-
Nằm ở phần đầu tác phẩm “Truyện Kiều”
-
Giới thiệu vẻ đẹp hoàn hảo, vẹn toàn tài sắc của chị em Kiều. Qua đó, dự đoán cuộc sống tương lai của hai chị em.
Xem thêm
Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích chị em Thúy Kiều
Tóm 3 cách tóm tắt chị em Thúy Kiều hay nhất
Thân bài: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều
- Giới thiệu chung về Thúy Kiều, Thúy Vân
-
“hai ả tố nga”: người con gái đẹp => Kiều và Vân là hai người con gái đầu lòng vô cùng xinh đẹp của nhà Vương Quan.
-
Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em.
-
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: Nguyễn Du sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, ngầm so sánh nét đẹp cốt cách của hai người thuần khiết như hoa mai, trong trẻo như tuyết.
-
“Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”: Nguyễn Du ca ngợi hai chị em Thúy Kiều vừa đẹp người, vừa đẹp nết. Mỗi người sở hữu nét đẹp riêng nhưng đều rất hoàn hảo “mười phân vẹn mười”.
Phân tích chị em Thúy Kiều
- Bốn câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân
-
“trang trọng khác vời”: vẻ đẹp quý phái, sang trọng, đài các, đoan trang.
-
“khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”: Khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu, đôi lông mày đậm nét.
-
Hình ảnh so sánh, ước lệ “Hoa cười, ngọc thốt”: cười tươi như hoa, lời nói tựa như ngọc.
-
“Hoa thua”, “tuyết nhường”: vẻ đẹp khiến hoa cũng phải chịu thua, tuyết cũng phải cúi đầu khiêm nhường => dự báo một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc của nàng.
- Mười hai câu tiếp: Chân dung tuyệt mỹ của Thúy Kiều
-
Tác giả lấy vẻ đẹp của Vân làm nền để đặc tả vẻ đẹp của Kiều -> Nghệ thuật đòn bẩy, “Kiều càng sắc sảo mặn mà”, “so tài sắc” thì lại chiếm phần hơn.
Xem thêm:
Cảm nhận về đoạn trích chị em Thúy Kiều
Chị em Thúy Kiều: Hoàn cảnh sáng tác, nội dung tác phẩm, dàn ý chi tiết
=> Vân đã đẹp, Kiều lại càng đẹp hơn nữa
-
“Làn thu thủy, nét xuân sơn”: hình ảnh ước lệ, tượng trưng, Nguyễn Du tả vẻ đẹp đôi mắt, cũng là cửa sổ tâm hồn Kiều. Mắt tựa như nước hồ mùa thu (tĩnh lặng, trong trẻo, lóng lánh lại ẩn chứa nhiều tâm sự), đôi lông mày tựa như dáng núi mùa xuân -> Hình ảnh so sánh rất tình
-
Vẻ đẹp ấy khiến hoa phải ghen tị, hờn dỗi “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xinh” -> báo hiệu một cuộc sống nhiều thăng trầm, bể dâu.
-
Không chỉ có vẻ đẹp bên ngoài, Kiều còn vô cùng tài năng, thông minh bẩm sinh “thông minh vốn sẵn tính trời”, nàng còn thông thạo hết các ngón cầm, kỳ, thi, họa.
-
Đặc biệt nàng Kiều rất am hiểu trong âm nhạc, đặc biệt là tự soạn khúc hồ cầm cho mình, tiếng đàn đã gắn bó nhiều với những giai đoạn cuộc đời kiều, một khúc nhạc bi thương.
=> Tác giả dành phần lớn lượng câu thơ để đặc tả vẻ đẹp toàn vẹn của Thúy Kiều, đồng thời bộc lộ lòng cảm thương đặc biệt dành cho cô gái.
- Bốn câu thơ cuối: Hoàn cảnh sống của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều
-
Con gái nhà viên ngoại, sống cuộc sống khá giả “trướng phủ màn che”, “phong lưu”
-
Hai người đã đến tuổi lấy chồng “cập kê”, nhiều người để ý, tìm đến nhưng vẫn rất kín đáo, sống cuộc đời gia giáo, thanh thuần, tinh khiết.
Xem thêm:
Cảm nhận vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều
- Đặc sắc nghệ thuật:
-
Hình ảnh ước lệ, điển cố
-
So sánh ẩn dụ độc đáo, nghệ thuật đòn bẩy
-
Từ ngữ hàm súc, có chọn lọc.
Kết bài phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều
- Tóm tắt nội dung tác phẩm
- Nhận xét chung, mở rộng vấn đề