Đăng ký

Phân tích hình ảnh của "Chị em Thúỵ Kiều" để từ đó nhận ra nghệ thuật tả người của Nguyễn Du

3,454 từ

A. ĐỀ BÀI: Hãy phân tích hình ảnh của "Chị em Thúỵ Kiều" trong đoạn trích mà em đã học để từ đó nhận ra nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua "Truyện Kiều".
B. PHÂN TÍCH ĐỀ
1.            Kiểu bài: Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật nghệ thuật tả người.
2.            Nội dung: Tả người theo phương pháp ước lệ, tả khách hình chủ và các biện pháp khác.
3.            Tư liệu dẫn chứng: Các đoạn thơ trích: “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều gặp Kim Trọng”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều gặp Từ Hải”...

C. DÀN BÀI
I. Mở bài
- Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Du, “Truyện Kiều” và đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
- Vị trí đoạn trích.
II. Thân bài
A.            Hình ảnh “chị em Kiều” qua ngôn ngữ của Nguyễn Du
1.            Miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của “chị em Kiều” “mỗi người một vẻ”
2.            Miêu tả được cả cốt cách, phẩm chất tinh thần, nội tâm của hai chị em Thúy Kiều.
3.            Sử dụng những hình ảnh, những chi tiết có tính tượng trưng ước lệ của thi pháp cổ đại, Nguyễn Du đã phác họa nên chân dung “chị em Kiều” tuyệt mĩ, “mỗi người một vẻ”.
4.            Vẻ đẹp phúc hậu đoan trang của Thúy Vân gợi ra số phin ấm êm, hạnh phúc của nàng sau này. Trái lại, vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” của Thúy Kiều báo trước số phận đầy bất hạnh, ba đào nổi sóng suốt mười lăm năm lưu lạc dời Kiều.
B.            Nghệ thuật tả người vào bậc thầy của Nguyễn Du
-              Hình thức phù hợp tính cách nhân vật.
-              Điêu luyện trong nghệ thuật dùng từ.
-              Phác thảo chính xác, chọn lọc.
-              Đồng nhất giữa miêu tả hình dáng và tính tình.
•             Kim Trọng, một nhân vật tài tử:
-                    “Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng”
-              “Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”
-              “Khách đà xuống ngựa”
-              “Nền phủ hậu”
-              “Vào trong phong nhà, ra ngoài hào hoa”
•             Mã Giảm Sinh: đểu cáng, dối trá, keo kiệt, tà dâm.
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”
"... Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
•             Từ Hải: khách anh hùng kiệt xuất.
“Râu hùm hàm én mày ngài         *
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.”
“Đường đường một dấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.”
“Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.”
Lịch sự rất mực:
“Thiếp danh đưa đến lầu hồng.”
Thương yêu Thủy Kiều hết lòng:
“Từ ràng: Tàm phức tương cờ
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?”
III. KẾT BÀI
“Truyện Kiều” cho ta một kiểu mẫu hoàn bị về kĩ thuật văn chương. Nguyễn Du là bậc thầy về nghệ thuật miêu tả con người.
Khâm phục nhà thơ, chúng ta càng ra sức giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.

D. BÀI LÀM THAM KHẢO
Có người cho rằng: Truyện Kiều cho ta một kiểu mẫu hoàn bị về kĩ thuật văn chương của một nhà thơ tài hoa nhất thế kỉ XIX. Nhận định ấy thật là chính xác Từ Kim Vân Kiều truyện một tác phẩm bình thường của Thanh Tâm tài nhân nhưng Nguyễn Du, với thiên tài nghệ thuật của mình, đã sáng tạo nên một Truyện Kiều bất hủ, một kiểu mẫu hoàn bị về kĩ thuật văn chương. Trong nhiều mặt đặc sắc về nghệ thuật của kiểu mẫu hoàn bị đó có nghệ thuật tả người. Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều và nhiều đoạn thơ khác là một minh chứng hùng hồn cho thấy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du xứng danh bậc thầy.
Thật vậy, bằng ngòi bút tài tình của mình, nhà thơ đã tập trung phác họa hình dung hai nhân vật quan trọng của Truyện Kiều là Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn thơ đã nêu ở trên.
Trong bốn câu đầu, tác giả giới thiệu khái quát về nhị Kiều cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn vé đẹp bên trong của hai chị em. Cái đặc sắc của nhà thơ là khi tả người, tả vẻ đẹp bên ngoài chính là thể hiện bản chất bên trong và cũng dự báo tương lai của họ.
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.
Cá hai chị em đều đẹp, cái đẹp ước lệ theo lí tưởng xã hội và thời đại lúc ấy. Nhà thơ mượn hình ảnh cây mai mảnh khảnh và tuyết tráng để tả cốt cách và tinh thần, nghĩa là nét đẹp ngoại hình và nội tâm của cả hai chị em “mỗi người mỗi vẻ” nhưng ai cũng “mười phân vẹn mười”.
Bốn câu tiếp theo là chân dung Thúy Vân với vóc người quý phái đầy đặn: Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Không cụ thể, không tỉ mỉ nhưng nhà thơ làm nổi bật được tính cách đoan trang, hiền hậu của Thúy Vân, một nhan sắc tạo được trong lòng mọi người tình cảm trân trọng, thương mến. vẻ đẹp đó tuy không sắc sảo, nhưng dễ được dung nạp.
Bắt đầu từ Thúy Vân, Nguyễn Du đã chuyển sang miêu tả Thúy Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thì ra nhà thơ đã mượn Thúy Vân làm chuẩn, từ đó, nâng Thúy Kiều lên. Nói cách khác, Thúy Vân là điểm tựa để nhà thơ đặt đòn bẩy đẩy Thúy Kiều lên đến vẻ đẹp tuyệt vời.
Tả Thúy Kiều thì cũng vẫn là phương pháp so sánh và ước lệ. Nhà thơ cho thấy nhan sắc nàng mặn mà, sắc sảo như thứ báu vật hiếm có trên đời, do đó mà mỗi khi có mặt là vừa gây sự tôn sùng vừa tạo nên lòng đố kị ghen hờn: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh là như vậy.
Sắc đã tuyệt đỉnh, tài của nàng cũng đâu kém:
Thông minh vốn săn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Thúy Kiều đúng là người hiếm có trên đời. Tạo hóa đả phú cho nàng tính sẩn thông minh, tài lại gồm cả thơ, đàn, ca, vẽ là những biệt tài mà ít phụ nữ nào có, nếu không nói là cấm kị. Nhà thơ cũng dự báo cuộc đời bạc mệnh "hồng nhan đa truân” của nàng khi đề cập đến sở thích yêu nhạc buồn. Kiều sẽ đau khổ, vì nhan sắc của nàng làm hoa phải ghen, liễu phải hờn.
Tóm lại, mặc dù miêu tả chị em Kiều, nhà thơ vẫn sử dụng những hình ảnh dùng chi tiết tượng trưng, ước lệ của thi pháp văn học cổ điển nhưng qua những ngòi gợi tả có thần của ông, hai bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều đều tuyệt mĩ mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Bởi vậy, nói Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật tả người thì điều này cũng không ngoa chút nào cả. Nhà họa sĩ thiên tài này đã phác thảo chính xác với những đường nét chấm phá chọn lọc như chúng ta vừa phân tích bài trên để biết để tạo được một hình ảnh Thúy Kiều bất hủ, một tượng đài không thể phôi pha trong lòng người đọc muôn thế hệ. Nghệ thuật điêu luyện của nhà thơ tài danh náy không chí thể hiện ở cách dùng từ chọn lọc, sinh động và sác sáo mà còn thể hiện ở lỏi xây dựng bố cục và nền của đoạn thơ thật độc đáo. Ông tả Thúy Ván, rồi mới tá Thúy Kiều, tả sắc rồi mời ta tai ròi cuối cùng khái quát lại:
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Em đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Thật là cân đối, chỉnh chu.
Đọc kĩ đoạn trích, ta càng thấy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du đã đạt đến trình độ điêu luyện. Không riêng ở đoạn thơ trích này mà ở các đoạn thơ khác trong truyện Kiều, dưới ngòi bút tài hoa của nhà nghệ sĩ, các nhân vật dã hiện ra khá cụ thể, độc đáo và sinh động mỗi người mỗi vẻ với bút pháp ước lệ với những đường nét chấm phá cô hữu nhưng cũng đã tạo ra được một ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Thật vậy, chúng ta thấy được hình ảnh một Kim Trong tài tử “một văn nhân hào hoa, phong nhã”.
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thể hiện rõ rệt nhất nghệ thuật tả người tài tình của Nguyễn Du. Nhà thơ đã thành công xuất sắc trong cách tả người theo phép ước lệ cổ điển.
Tuy nhiên, ngày nay đọc lại các đoạn thơ ấy, chúng ta ít nhiều vẫn nhận thấy cái bai chê vì ngoài cái “khuôn mẫu” sẵn có; người cầm bút cần sáng tạo để nhân vật của mình gần gũi với thực tế cuộc sống đương thời.

Xem thêm >>> Nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều

Trong bài viết này Cunghocvui đã hướng dẫn chi tiết cách làm bài, viết bài phân tích về hình ảnh "Chị em Thúy Kiều" để thấy được rõ nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe