Top 3 cách tóm tắt chị em Thúy Kiều lớp 9
Top 3 cách tóm tắt chị em Thúy Kiều lớp 9
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một phân đoạn hay nói về tình chị em giữa Thúy Kiều và Thúy Vân trong tập Truyện Kiều. Để hieru rõ hơn về nội dung của phân cảnh mời các bạn cùng tham khảo bài viết tóm tắt văn bản Chị em Thúy Kiều!
I. Mẫu tóm tắt truyện Chị em Thúy Kiều số 1
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi như vậy để khẳng định giá trị của Truyện Kiều. Có thể nói, Truyện Kiều với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm tự hào của nền văn chương dân tộc. Đến với đoạn trích Chị em Thúy Kiều, một lần nữa ta hiểu thêm về tài năng nghệ thuật và tấm lòng.
Song song với nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ở Truyện Kiều đã đạt đến trình độ điêu luyện và là một thành công đặc biệt. Tuy sử dụng bút pháp ước lệ nhưng Nguyễn Du vẫn giúp người đọc hình dung rõ bức chân dung tuyệt mĩ của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều, để lại một ân tượng khó phai trong lòng mỗi chúng ta. Sắc đẹp của Thuý Vân sánh ngang những nét kiều diềm, sáng trong của hoa lá, ngọc vàng, mây tuyết, toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Chỉ thoáng nhìn hình dáng, thoáng nghe Vân chuyện trò, chúng ta đã cảm nhận tất cả sự dịu dàng, đoan trang, phúc hậu, thanh thản của một tâm hồn và ta cũng dễ dàng dự đoán một tương lai êm ả, bằng phẳng của cuộc đời nàng. Dường như tạo hoá đã ban cho Vân những đặc ân mà khồng bị ai ganh ghét, đô" kị với nàng. Những từ mây thua, tuyết nhường nghe mát dịu dòng thơ, mát dịu cả dòng người. Vẻ đẹp, tính tình tương lai cuộc sông của Thúy Vân như vậy, trọn vẹn hài hoà trong bôn câu thơ. vẻ đẹp đó luôn luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xã hội công nhận và dung nạp.
II. Mẫu tóm tắt Bài Chị em Thúy Kiều số 2
Ngòi bút ẩn dụ thật tự nhiên, Thuý Kiều, Thuý Vân nhẹ nhàng hiện ra như hai vầng trăng sáng, mát dịu. Thứ bậc trong gia đình cũng đã được Nguyền Du thể hiện qua lời giới thiệu khá giản dị: “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”. Đặc biệt, ông chú trọng gây ấn tượng ở tinh thần, cốt cách của hai Kiều: cốt cách thanh tao, duyên dáng như mai và tâm hồn, phẩm hạnh trắng trong, thuần khiết như tuyết. Hình ảnh ẩn dụ nằm trong phép tiểu đối không chỉ đặc tả được cái thần của bức tranh thiếu nữ: cả hai đều trinh trắng, sáng trong mà còn khơi gợi xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc về vẻ kiều diễm của hai chị em. Hai chị em, mỗi người đẹp theo một vẻ nhưng đều là những vẻ đẹp hoàn mĩ. Từ vóc dáng cho đến tâm hồn, Thúy Kiều và Thúy Vân đều đạt đến mức vẹn toàn thật là tuyệt đối như tác giả đã nhận định: “mười phân vẹn mười”. Điều ấy cho thấy ý thức lí tưởng hóa cao độ của nhà thơ bởi lẽ ở đời mây ai được “mười phân vẹn mười”. Câu thơ không chỉ nhằm thông báo vẻ đẹp hoàn thiện của Thúy Vân, Thúy Kiều mà còn chất chứa niềm ngưỡng mộ trước cái đẹp rất riêng của mỗi người.Những ước lệ của văn chương cổ đã đi vào câu chữ của Nguyễn Du với biết bao tình cảm mến yêu, trân trọng. Lời khen chia đều cho cả hai, nét bút muốn đặc tả “mỗi người một vẻ”. Chính vì thế mà liền sau đó, thi sĩ tập trung khắc họa từng người.
Tham khảo:
III. Mẫu tóm tắt truyện Chị em Thúy Kiều số 3
Thúy Kiều và Thúy Vân là đại diện cho cặp chị em có nhan sắc đẹp tuyệt trần dưới ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Du. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Câu chuyển tiếp cho ta thấy từ sắc đến tài, Kiều hơn hẳn Thúy Vân, đó không phải là cái đẹp hiền lành, phúc hậu mà trái lại vừa sắc sảo, lộng lầy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Thì ra, Thúy Vân đã sắc nước hương trời, Thúy Kiều còn rực rỡ hơn thế nữa. Bằng thủ pháp đòn bẩy, Nguyễn Du đã mượn vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để nêu bật vẻ đẹp, tài năng của Thúy Kiều, giúp người đọc hình dung rõ hơn về bức chân dung của nàng bằng cái nhìn của riêng mình. Ngôn ngữ của Nguyễn Du như có hồn, loé những1 con mắt sáng, thốt ra những tiếng reo trầm trồ, thích thú. Thực tế, đến Thúy Kiều, ta thấy Nguyền Du rất ít tả mà chỉ gợi. Ông lại thêm một lần nữa chứng tỏ cốt cách nghệ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy. Bởi, nếu bây giờ nhà thơ cũng lặp lại trình tự tả y hệt như tả Thúy Vân thì hóa ra quá đỗi vụng về. Đặc biệt, sức gợi của vẻ đẹp Thúy Kiều toát lên từ đôi mắt: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Nguyễn Du dường như chỉ nói về đôi mắt của nàng. Đôi mắt trong, sáng ngời, gợi tình nhừ sóng nước mùa thu và đôi mày cong cong mềm mại, thanh tú như dáng núi mùa xuân. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Chỉ vẻn vẹn hai dòng thơ, Nguyền Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của một cô gái đang độ trăng tròn. Ớ Vân cũng khẳng định ngay từ câu thơ đầu cái điểm hơn người: vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang nhưng cũng là sự “trang trọng khác vời”. Để rồi, sau đó là sự cụ thể hóa ở khuôn mặt tròn đầy, ngời sáng như vầng trăng đêm rằm, đôi lông mày cân đối, sắc nét như con ngài. Thành ngữ mày ngài mắt phượng thường dùng để tả những cô gái trẻ trung. Nhà thơ Vương Trọng, người gốc xứ Nghệ cho rằng, ở câu ấy, Nguyễn Du mượn cách nói quê hương để tả dáng người Thuý Vân. Từ con người nói chệch thành con ngài. Vậy nên hiểu cáu nét ngài nở nang của Nguyễn Dư là: nét người, dáng người Thuý Vân khoẻ mạnh, đậm đà đang thì, tràn trề sức sống.
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về cách tóm tắt Chị em Thúy Kiều trong chương trình văn học lớp 9, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!