Làm rõ thế nào là văn miêu tả theo ước lệ trong thơ cổ
A. ĐỀ BÀI
Một đặc điểm nghệ thuật của văn học cổ nước ta là nghiêng về tả theo những cách thức có sẵn gọi là ước lệ hơn là tả thực những chi tiết có thật trong đời sống. Em hãy chọn một đoạn thơ trong số thơ cổ đã học ở Ngữ văn 9 và phân tích để làm rõ thế nào là miêu tả theo ước lệ trong văn học cổ. Nếu có thể, hãy bình luận về cái hay và hạn chế của cách miêu tả theo ước lệ.
B. BÀI LÀM
Nghệ thuật ước lệ là một đặc điểm của văn học cổ nước ta. Không phải các nhà văn ngày xưa không biết tả thực, thơ Hồ Xuân Hương tươi rói những chi tiết chân thực của đời sống, Truyện Kiều không thiếu những đoạn tả thực sống động, chu kể Thượng kinh kí sự, Hoàng Lê nhất thống chí viết về người thực việc thực. Như vậy, không phải các nhà nho xưa không tôn trọng các chi tiết thực của cuộc đời nhưng do các nhà nho xưa được đào tạo theo Hán học, họ lại chủ yếu viết về cá tầng lớp trên trong xã hội để các tầng lớp ấy đọc. Các tầng lớp này thích lối và chương bóng bẩy, được họ coi là tao nhã, hơn là trực tiếp tả đúng như cuộc sống với tất cả những chi tiết chân chất, góc cạnh của nó. Nghệ thuật có tính ước lệ r đời từ đó.
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là một ví dụ.
Bước đầu tiên tả tài sắc Kiều, Vân, Nguyễn Du đã có cái nhìn tổng thể. Cảm giác chung là đẹp và cái đẹp của hai người đều ở mức hoàn mĩ:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Mai cốt cách nghĩa là dáng người thanh tú như dáng cây mai, tuyết tinh thần nghĩa là tâm hồn trinh bạch, trong trắng như tuyết. Chị em Thúy Kiều được miêu t theo mẫu người đẹp truyền thông bằng cách thức có sẵn, cách nói có sẵn. Phụ nữ đẹp là phải có dáng người thanh tú, có tâm hồn trinh bạch và đã thanh tú thì phe trong trắng như tuyết, không có gì đẹp hơn nữa. Cách miêu tả theo những mẫu c sẵn, bằng những cách nói có sẵn được người xưa thừa nhận là hay và đẹp gọi I cách miêu tả theo ước lệ.
Đi vào cụ thể, Nguyễn Du tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau theo phương pháp tả khách hình chủ, mượn khách thể để tả chủ, lấy sắc đẹp của Thúy Vân để làm r sắc đẹp tuyệt trần của Thúy Kiều:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Máy thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Khuôn trăng đầy đặn nghĩa là khuôn mặt đầy đặn như trăng tròn, nét ngài nở nang nghĩa là lông mày đẹp, cong và dài hơn thường. Đó là tướng của một phụ nữ phúc hậu, vẻ đẹp của nàng Vân là một vẻ đẹp phúc hậu. Kiểu đẹp này ở ngoài cũng có nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng ở trong văn cổ, mẫu người đẹp phúc hậu nhất thiết phải Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Thúy Vân được miêu tả theo ước lệ: hoa cười, ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da đều là những cách nói có sẵn, theo mẫu ước lộ. Tài của Nguyễn Du là bằng những màu có sẵn vẫn gây cho ta một ấn tượng khó quên về một nàng Vân phúc hậu, đoan trang, dẹp.
Dẫu sao ở Thuý Vân, còn có một nét cụ thể cười, nói (thốt), mái tóc, màu da. Nhưng đến nàng Kiều, hoàn toàn không có một chi tiết thực nào nữa về sắc đẹp của nàng toàn là những điển cố, ước lệ với làn thu thuỷ, nét xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn, nghiêng nước, nghiêng thành. Không lả thực, khó hình dung cụ thể, ấy thế mà mấy trăm năm, người đời đều thừa nhận đẹp như nàng Kiều. Kiều đẹp theo cách tả ước lệ và nếu ta hiểu được những ước lệ. Người xưa so sánh: Mát trong như nước mùa thu, lông mày xanh mượt như núi mùa xuân (thu thuỷ, nét xuân sơn). The là thành điển có một cách so sánh để tả đôi mắt, đôi mày đẹp tuyệt vời. Người xưa còn nói về một người đàn bà đẹp ở phương Bắc: Một cái nhìn, nghiêng đổ thành, hai cái nhìn nghiêng đổ nước của người. Thế là thành điển cố, một cách nói có sẵn để tả sắc đẹp mê hồn. Tài của Nguyễn Du là dùng những ước lệ quen thuộc nhưng là những cách nói, những hình ảnh cao nhất. Đòi mắt ư? Làn thu thuỷ. Lông mày ư? Nét xuân sơn. sắc đẹp lộng lẫy, mê hồn ư? Hoa ghen, liễu hờn, nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Nghệ thuật ước lệ biểu hiện quan niệm của người xưa về cái đẹp trong nghệ thuật. Ngày nay những ước lệ tượng trưng không phải đã hoàn toàn bị gạt bỏ trong văn học hiện đại, người ta vẫn dùng nó trong những trường hợp cần thiết.
Nghệ thuật ước lệ có cái bóng bẩy, thâm thúy, trang nhã của nó. Vấn đề là tài năng của nhà văn có làm chủ được nó hay không. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng nghệ thuật ước lệ dựa vào những khuôn mẫu có sẵn tước đi thật nhiều chi tiết thực của đời sống, để thành khuôn sáo, hoa văn, cầu kì. Văn học ngày nay trọng cái tả thực sinh động và chân thật, nhưng không loại trừ ước lệ có hiệu quả khi cần thiết.
Xem thêm >>> Đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một bức tranh tâm tình đầy xúc động
Trên đây là bài viết làm rõ về văn miêu tả theo ước lệ trong thơ cổ mà lấy ví dụ là đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" của nhà văn Nguyễn Du. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn <3