Dàn ý Phân tích khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết, hay nhất
Dàn ý Phân tích khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Cùng CungHocVui tham khảo dàn ý phân tích khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Để từ đó hiểu hơn phần nào về khổ thơ và có thể hoàn thành bài phân tích tốt nhất.
Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đặc sắc chung của khổ 2
II. Thân bài phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ
- Khổ 2 trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh sông nước thực ảo đan xen nhuốm màu tâm trạng đau buồn của sự chia ly
- Cái tôi trong khổ 2 như bị quên lãng, bị bỏ rơi giữa dòng đời một cách đáng thương. Cái tôi ấy khao khát yêu thương, khao khát cuộc sống nhưng phải chịu cảnh bi thương.
Xem thêm:
Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất
Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất
- Hình ảnh thiên nhiên không được hòa hợp:
+ “Gió”, “mây” với phép điệp từ như tạo nên sự ngăn cách giữa cảnh vật trong khung cảnh thiên nhiên.
+ Gió thổi mây bay được xem là một quy luật không thể chia cắt, nhưng câu thơ lại ẩn chứa hàm ý không tuân theo tự nhiên: gió đi đường của gió, mây bay theo hướng của mây => tạo cảm giác chia ly, đoạn tuyệt.
+ Nhịp thơ 4/3 như cắt đôi câu thơ, cũng cắt đôi cả “gió” và “mây”.
=> Hình ảnh không hòa hợp của thiên nhiên chính là sự mặc cảm về thân phận. Dù tác giả yêu cuộc sống, yêu thương nhiên đến bao nhiêu thì cũng không thể chối bỏ sự thật là bản thân không thể trở về với cuộc sống tươi đẹp kia được nữa.
Xem thêm:
Nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Khung cảnh thôn Vĩ Dạ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ
- Lời thơ mang những nỗi buồn nặng trĩu:
+ Sử dụng phép nhân hóa dòng nước buồn thiu và động từ “lay” gợi tâm trạng kéo theo.
+ Từ “lay” thể hiện sự xâm chiếm của nỗi buồn mây nước vào hồn hoa bắp bên sông. Từ đó, một nỗi buồn nặng trĩu như đè lấy cõi lòng thi nhân => nỗi buồn của sự cô đơn, mặc cảm, tiếc nuối.
- Lời thơ mang nỗi lo âu, phấp phỏng của thi nhân:
+ Tác giả sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” cùng câu hỏi tu từ để nhấn mạnh sự vô định, mông lung.
+ “Ánh trăng” là tri kỷ, là niềm tin, là điểm tựa, là hi vọng được thấu hiểu và là cầu nối đưa nhà thơ về với đời thực.
+ “Kịp” được sử dụng như một nỗi sợ hãi của tác giả. Tác giả lo sợ quãng thời gian còn lại quá ít ỏi, trong khi khao khát sống, tình yêu với thiên nhiên và cuộc đời vẫn mãi cháy bỏng.
Xem thêm:
Nghị luận văn học Đây thôn Vĩ Dạ
III. Kết bài phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ
- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ 2 đối với cả bài thơ