Đăng ký

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất- Ngữ văn lớp 11

3,995 từ Phân tích

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

      Dưới đây là bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử mà các em học sinh có thể tham khảo. Để rồi từ đó, các em sẽ có những cảm nhận sâu sắc hơn về tâm hồn thơ Hàn Mặc Tử qua thi phẩm này!

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử- CungHocVui

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ Chi tiết nhất

      Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút dẫn đầu trong phong trào thơ mới của nền văn học Việt Nam. Với trái tim dạt dào yêu thương cùng tâm hồn lãng mạn, Hàn Mặc Tử đã thay đời cất lên những tiếng khóc đại diện cho nghệ thuật trước cuộc sống tươi đẹp nhưng cũng đầy bi kịch.

      Phải chăng vì lẽ đó mà thơ của ông dễ dàng chạm vào lòng người đọc, để rồi người ta nhớ mãi về một hồn thơ vì yêu đến điên dại mà thăng hoa trong cảm xúc để rồi viết nên những vần thơ tuyệt bút. Trong đó, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những thi phẩm ra đời ngay trong những giây phút tuyệt diệu đó. Bài thơ là cái tình mặn nồng hòa quyện trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nhưng lại đượm buồn vẻ đau thương bởi sự chia ly từ biệt. 

Xem thêm:

   Xem thêm: 

Top 3 mở bài Đây thôn Vĩ Dạ

Nghị luận văn học Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 

      Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ tình được Hàn Mặc Tử viết trong sự hồi tưởng về chuyện tình đẹp nhưng cũng đượm vẻ u buồn ẩn hiện trong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ. Để rồi, ta như thấy sự pha trộn giữa thực và mộng, giữa huyền ảo và cụ thể, lúc ẩn lúc hiện, đan xen vào nhau.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

      Mở đầu bài thơ là một lời trách móc như hờn dỗi, lại như chất chứa nỗi mong chờ của nhân vật trữ tình “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Tại sao anh không về chơi thôn Vĩ ở bên bờ sông Hương thơ mộng, nơi có người con gái anh thương vẫn luôn đợi chờ? Việc sử dụng từ “chơi” thay vì “thăm” đã góp phần tạo nên sự thân mật, gần gũi thắm thiết của người hỏi và người được hỏi.

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết

      Cũng chính từ đó, thi nhân đã hé lộ tình cảm của mình đối với cô gái Huế - vừa là người thương, vừa là tri âm, tri kỷ. Hay đó chính là lời tự trách của chính tác giả, rằng vì sao không trở về thăm thôn vĩ - cái vùng nông thôn ngoại ô mang vẻ đẹp mặn mà, ấm áp tình quê của xứ Huế mộng mơ? Đó chính là sự khắc khoải, nỗi đớn đau vì nhà thơ đã chẳng còn cơ hội được ghé thăm vùng đất xinh đẹp ấy nữa rồi.

      Có lẽ chính từ câu hỏi đó mà bao nhiêu khát khao, hoài niệm đã được khơi dậy, để rồi nhà thơ đã quay về xứ Huế thân thương trong chính mộng tưởng của mình.

      Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ trong ba câu thơ tiếp theo, ta thấy hình ảnh thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp tinh khôi rất đỗi bình yên: 

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên 

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

      Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ được tác giả chiêm ngưỡng từ xa cho đến gần. Từ xa xa, hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” đã khiến người ta phải ngỡ ngàng. Không gian như ngập tràn ánh nắng với việc sử dụng điệp từ “nắng” cùng nhịp thơ 4/3. Hình ảnh “nắng hàng cau” đã đẩy không gian lên cao, để rồi tạo một cảm giác thoáng đãng cho toàn bộ thôn Vĩ.

      Sau một đêm được tắm mình trong màn sương, sáng nay lại được hưởng ánh sáng ấm áp của mặt trời, dường như đã khiến hàng cau thêm phần xanh biếc. Từ đó, câu thơ đã tô điểm nên một hàng cau đầy sức sống đang vươn mình mãnh liệt để đón trọn chút “nắng mới lên” của buổi sớm mai. 

Xem thêm:

Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Khung cảnh thôn Vĩ Dạ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ

      Tiến lại gần một chút là hình ảnh của khu vườn “xanh như ngọc”. Chỉ với một câu thơ, Hàn Mặc Tử đã gợi nên trước mặt người đọc một khoảng không gian xanh tươi, tinh khôi của vùng quê bình dị. Cái xanh mượt mà kết hợp với việc sử dụng phép so sánh “xanh như ngọc” đã khiến cho khung cảnh tràn ngập màu xanh mơn mởn, tràn trề sức sống.

      Đó là một màu sắc đặc tả vẻ đẹp cao quý, lấp lánh, trong trẻo đến lạ thường. Chỉ những ai dành tình cảm đặc biệt với cùng đấy cùng con người vùng quê Vĩ Dạ mới cho thể gieo được những vần thơ trong trẻo, ngập tràn tình yêu đến thế.

      Việc sử dụng câu hỏi “vườn ai mướt quá” như một lời trầm trồ, ngợi ca và là lời cảm ơn sâu sắc đến với chủ nhân của khu vườn đã chăm sóc để rồi tạo nên một cảnh sắc khó quên trong đời người. Cảnh vật thôn Vĩ thật đẹp, nhưng nó dường như càng đẹp hơn khi xuất hiện hình bóng mà ta ngóng trông “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

      Câu thơ đã tạo nên một vẻ đẹp hài hòa giữa cảnh và người. Từ đó, hình ảnh người con gái Huế phúc hậu, duyên dáng và e ấp đã in sâu vào tâm trí người đọc. Con người và thiên nhiên cứ thế tạo nên một sự xúc động mãnh liệt đối với nhà thơ bởi sự hòa quyện rất đẹp, rất riêng, rất bình yên.

      Cũng chính bằng việc miêu tả vẻ đẹp nơi thôn Vĩ, thi sĩ đã thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với cảnh và người xứ Huế mộng mở. Để rồi, ta như nghe thấy một tiếng thở dài tiếc nuối, một nỗi niềm khát khao mãnh liệt được trở về thăm thôn Vĩ thân thương, dù chỉ là một lần.

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 chi tiết- CungHocVui

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 chi tiết- CungHocVui

      Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã thành công xây dựng hình ảnh thôn Vĩ với người và cảnh hòa quyện vào nhau dưới hồn thơ lạc quan, yêu đời. Tuy nhiên, tâm trạng của thi sĩ dường như đã có sự thay đổi qua đoạn thơ tiếp theo bởi sự mặc cảm, sự xót xa nỗi đau chia ly:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

                                               Có chở trăng về kịp tối nay

      Sông Hương hiện lên thật đẹp đẽ, nhẹ nhàng và yên bình. Nhưng sâu trong đó, ta như cảm nhận cảnh vật đang có sự chia ly “Dòng nước buồn hiu hoa bắp lay”. Phải chăng dòng sông đang mang nặng nỗi sầu đau chất ngất của tâm hồn thi sĩ? Hay tâm cảnh đang dần lấn chiếm và nhuộm màu cả ngoại cảnh?

Xem thêm:

Nghệ thuật bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất

      Nỗi buồn của thi nhân cứ lan dần theo làn gió, để rồi phủ vào cả gió, mây, sông, hoa bắp… Gió và mây là hai sự vật tưởng chừng mãi mãi sánh đôi, ấy mà trong đôi mắt của Hàn Mặc Tử thì nó lại đang chia lìa theo những nỗi niềm riêng. Mây mặc kệ đóng khung theo mây, gió chẳng buồn nghĩ đóng khung theo gió. Nỗi buồn ấy theo dòng sông, theo làn gió lan cả vào hoa bắp hai bên bờ sông. Hoa bắp vì bị nhuốm buồn, chỉ khẽ khàng “lay” càng khiến cho bức tranh thêm phần buồn hiu hắt. 

      Không gian Huế cứ thế nhuốm màu buồn đau xen lẫn hư ảo. Nỗi buồn từ nhẹ nhàng, dần dần sâu lắng đến não ruột. Phải chăng, đằng sau cảnh vật ấy là tâm trạng bi thương của một hồn thơ mang nặng nỗi buồn xa cách, một mối tình xa vợi?

      Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ ở hai câu thơ tiếp theo, thi nhân như đưa ta vào một cõi hư mộng. Vẫn cảnh vật nơi con sông xứ Huế mộng mơ, nhưng giờ lại nhuộm màu của ánh trăng cùng bóng đêm u ám. Con sông giờ đây ngập tràn trăng, con thuyền thành vật chở trăng còn bến lại thành một bến trăng. Đọc câu thơ, ta như trôi vào cõi mộng tưởng và nhập vào nỗi khắc khoải mong đợi của thi sĩ.

      “Thuyền ai” có chăng là con thuyền chở mơ ước tình yêu, mơ ước cuộc sống đến với Hàn Mặc Tử? Nhưng con thuyền ấy liệu có chở trăng về “kịp tối nay”? Một câu hỏi tu từ gợi nên nỗi mong chờ khắc khoải của hồn thơ Hàn Mặc Tử, nó ẩn chứa sự day dứt, mong chờ và cả nỗi lo sợ.

Phân tích khổ cuối trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích khổ cuối trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

      Phải chăng, “tối nay” rất có thể là tối cuối cùng thi nhân có thể chờ đợi bởi vì bất cứ lúc nào ông cũng có thể rời khỏi thế gian mà đi về cõi vĩnh hằng? Việc ý thức thời gian đang trôi chảy khiến thi sĩ càng bất lực, từ đó thể hiện nỗi khao khát được sống, được giao cảm mãnh liệt của nhà thơ trước cái chết luôn kề cận.

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 3 

                                               “Mơ khách đường xa, khách đường xa

                                               Áo em trắng quá nhìn không ra

                                               Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

                                               Ai biết tình ai có đậm đà?”

      Từ “khách đường xa” được lặp lại như đang nhấn mạnh nỗi mong đợi và khát khao mãnh liệt của thi nhân. “Mơ” chính là ước mộng, vì không thể chạm đến nên mới có thể mơ, vì mơ thì mới khiến người ta vơi đi nỗi buồn đau, cô đơn của thực tại. “Khách đường xa” phải chăng là cô gái Huế đang mang sắc áo trắng tinh khôi? Thế nhưng, cái sắc trắng ấy giờ chỉ có trong hư ảo, nên chẳng thể định hình rõ trong tâm tưởng thi nhân.

Xem thêm:

Vội vàng- Xuân Diệu

Chiều tối- Hồ Chí Minh

       Câu thơ cuối cùng vang lên bởi sự hoài nghi, mong đợi về một mối tình vô vọng. Đó là sự hoài nghi đến từ con người yêu cuộc sống tha thiết. Cũng bởi vì khát khao được sống, được yêu mà thi sĩ như bị dày vò bởi thực tại. Câu hỏi như tiếng khóc đau thương, như sự giằng xé trong cơn đau cùng  nỗi buồn vô vọng đầy uẩn khúc. Đó là câu hỏi xuất phát tâm hồn đau thương trong sự chia lìa nhưng cũng hết lòng tha thiết cuộc đời tươi đẹp.

       Với cách sử dụng từ đặc sắc, tinh tế cùng những thủ pháp nghệ thuật được lồng ghép vô cùng điêu luyện, Đây thôn Vĩ Dạ đã trở thành thi phẩm mang theo tiếng lòng của Hàn Mặc Tử. Từ đó, ta như cảm nhận sâu sắc sự giằng xé tuyệt vọng trong mối tình đơn phương. Nhưng rồi, ẩn sâu trong đó là một trái tim mang khát vọng sống mãnh liệt mặt cho số phận đưa vào cảnh bi thương.

       Đó là bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ mà bạn có thể tham khảo. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết và chúc bạn luôn học tốt môn Ngữ Văn 11.

shoppe