Phân tích hai đứa trẻ
Hai đứa trẻ là truyện ngắn tiêu biểu trong tập Nắng trong vườn (1938) của nhà văn Thạch Lam- một cây bút xuất sắc đa tài năng. Tác phẩm phản ánh những cảnh đời thường bình dị, nhưng đi vào bên trong, nơi sâu lắng của tâm hồn thì mảnh đời nào, nhất là của tầng lớp nghèo khổ, cũng gợi lên bao nỗi xót xa, thương cảm, có lúc sâu sắc, tinh tế đến bất ngờ. Sau đây, hãy cùng Cunghocvui.com tìm hiểu rõ hơn qua bài Phân tích hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
Phân tích hai đứa trẻ
Hai đứa trẻ là truyện ngắn tiêu biểu trong tập Nắng trong vườn (1938) của nhà văn Thạch Lam- một cây bút xuất sắc đa tài năng. Tác phẩm phản ánh những cảnh đời thường bình dị, nhưng đi vào bên trong, nơi sâu lắng của tâm hồn thì mảnh đời nào, nhất là của tầng lớp nghèo khổ, cũng gợi lên bao nỗi xót xa, thương cảm, có lúc sâu sắc, tinh tế đến bất ngờ.
Truyện được kể dưới đôi mắt ngây thơ của hai chị em Liên và An khi hai đứa trẻ theo mẹ về sống ở góc phố huyện nghèo. Mở đầu câu chuyện, người đọc bắt gặp ngay một khung cảnh của buổi chiều tà ảm đạm, u tối. Nơi hai chị em Liên ở là một phố huyện nghèo hay nói đúng hơn đó giống như một cái chợ xép nhỏ. “Chợ họp giữa phố văn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.” Dường như những gì còn sót lại sau phiên chợ tàn càng tô đậm thêm sự cơ cực, vất vả, khốn khổ nơi đây. "Chúng nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ thứ gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại” như một biểu hiện rõ nét nhất của sự khốn cùng.
Nổi bật trên khung cảnh tàn tạ của phố huyện là hình ảnh về những kiếp người tù túng, tàn tạ không lối thoát. Đó là đôi vợ chồng với tiếng đàn bầu thê lương. Đó là hình ảnh mẹ con chị Tý ngày ngày mò cua bắt ốc, tối đến lại thêm việc bán hàng nước ven đường, là gánh hàng của bác phở Siêu, là hình ảnh bà cụ Thi điên nghiện rượu,...Những thân phận héo mòn như những cái bóng khổng lồ ngày ngày vật vờ, lay lắt, mong manh chống chọi lại với cuộc đời. Một cuộc sống đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, tẻ nhạt xung quanh những con người nơi phố huyện mà chị em Liên đang ngày ngày chứng kiến. Tất cả họ dường như đang mong chờ một làn gió mới, một sự thay đổi mới cho cuộc đời đầy tối tăm thường lệ.
Trong bầu trời ngập màu đen đặc, hình ảnh những ngọn đèn dầu lóe lên những tia sáng mong manh được tác giả lặp lại như một niềm tin, hi vọng về một tương lai tươi sáng. Đó là “ngọn đèn ngọn đèn lay động trên chỏng hàng của chị Tí”, “ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”. Ngọn đèn dầu le lói, với những ánh sáng chơi vơi, cố từng tia sáng dường như không đủ sức để phá tan sựu nặng nề của màn đêm u tối. Những cây đèn dầu còn là biểu tượng về những kiếp người nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, về một kiếp sống bé nhỏ không tương lai giữa cuộc đời rộng lớn. Cuộc sống ấy, hình ảnh ấy, số phận ấy cứ đè nặng lên đôi vai mỗi con người nơi phố huyện nghèo.
Ánh đèn dầu le lói nơi phố huyện nghèo
Không chỉ khắc họa cuộc sống nơi mà trải dài trong toàn tác phẩm, nhà văn Thạch Lam còn dành một tình cảm và sự chú ý đặc biệt đến nhân vật Liên. Mặc dù cô bé Liên chỉ mới là một cô bé mới lớn những trong cô gái ấy chứa chan những suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc, chân thực đẹp đẽ đáng trân trọng. Sống trong góc phố huyện tăm tối, Liên cũng có đôi lúc buồn bã, tư lự, nó trái ngược hoàn toản với những năm tháng tươi đẹp khi cô sống ở Hà Nội “một vùng sáng rực và lấp lánh”. Khi mà “mẹ Liên nhiều tiền – được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”. Dù vậy nhưng Liên không ghét bỏ cuộc sống hiện tại, cô cảm nhận được những vẻ đẹp gần gùi, thân thuộc nơi đây đem lại cho cô. Liên và An chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn những vì sao, quan sát cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những kiếp người nhỏ nhoi nơi phố huyện với cái nghèo, cái đói, cái khổ cứ bao quanh họ.
Những ánh sáng hiu hắt của những ngọn đèn dầu có thể không đủ để xua đi sự tăm tối, ảm đạm của cuộc sống. Và nhà văn Thạch Lam đã chọn hình ảnh về chuyến tàu đêm rực rỡ ánh đèn như một cách gieo một niềm tin, một hy vọng về tương lai cho những con người khốn khổ nơi đây. Chuyến tàu đêm vụt qua phố huyện cũng là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên và những cư dân. Với ánh sáng xa lạ, với những âm thanh nao nức, tiếng ồn ào, vội vã của hành khách,... đối lập, trái ngược với nhịp điệu cuộc sống im lìm, buồn tẻ, nhạt nhòa ở góc phố huyện. Chuyến tàu ở Hà Nội về chở đầy ắp những ký ức, kỉ niệm tuổi thơ của hai chị em Liên, nó như đánh thức những ngày tháng vui vẻ, đủ đầy mà chị em cô đã từng được sống. Sự đến và đi vội vã của những chuyến tàu đêm đã thắp sáng trong Liên những ước mơ, sự mong chờ và cả sự ý thức về cuộc đời.
Chuyến tàu đêm nơi phố huyện nghèo
Hình ảnh của những chuyến tàu đêm là có ý nghĩa sâu sắc. Nó biểu tượng cho một cuộc sống giàu sang và rực rỡ ánh sáng, đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh với người dân phố huyện.Qua tâm trạng của Liên tác giả muốn thắp sáng những suy nghĩa tích cực của những người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, chuyến tàu cũng là biểu tượng cho một cuộc sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nó cũng đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, u ẩn, bế tắc.
Tác phẩm hấp dẫn trong lòng người đọc không chỉ nhờ giá trị tư tưởng sâu sắc, tình cảm nhân đạo nồng nàn mà bên cạnh đó phải kể đến những yếu tố nghệ thuật mang đậm phong cách nhà văn Thạch Lam. Không cần cốt truyện li kì, độc đáo, không cần những tình huồng gay cấn, chỉ đơn giản là những cảm xúc chân thực, những chi tiết, sự việc nhỏ nhặt chắp nối nhau qua từng suy nghĩ cùng với bút pháp tương phản đổi lập đã tạo nên thành công của nhà văn Thạch Lam trong quá trình kể chuyện. Đó là sự đối lập của tia sáng leo lét của những ngọn đèn dầu với bóng tối màn đêm bao phủ hay là sự đối lập giữa khung cảnh ảm đạm, tẻ nhạt, hắt hiu với sự ồn ào, náo nhiệt, rực rỡ của những chuyến tàu đêm. Bên cạnh đó, chúng ta không thể quên được hình ảnh nhân vật Liên với diễn biến tâm trạng thay đổi liên tục phù hợp với diễn biến câu chuyện. Ngoài ra, phải ca ngợi nhà văn Thạch Lam với cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh linh hoạt, giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thô chất trữ tình sâu sắc. Tất cả hòa quyện làm nên một tác phẩm đánh dấu tên tuổi của nhà văn Thạch Lam
Sử dụng cuộc sống của con người làm chất liệu để dệt nên những trang văn, độc đáo trong từng hình thức thể hiện, một lần nữa đã được nhà văn Thạch Lam thể hiện thành công qua "Hai đứa trẻ". Truyện ngắn đã thu hút rất nhiều tình cảm trong lòng người đọc và nhà văn Thạch Lam mãi là một cây bút vàng trong làng văn học Việt Nam.
Mong rằng bài viết Phân tích hai đứa trẻ của Cunghocvui,com sẽ giúp các bạn trong bài làm văn của mình! Hãy like và share để đón chờ thêm những bài phân tích bổ ích từ Cunghocvui.com nhé