Chứng minh luận điểm: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Người Việt Nam thường nói: “Tre già măng mọc”, “Con hơn cha là nhà có phúc”. Vấn đề truyền thống là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sông kỳ diệu 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cha ông ta trao cho con cháu ngọn lửa thiêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết tuổi trẻ của thế hệ hôm nay phải có sứ mệnh thắp sáng hơn đưa ngọn lửa thiêng ấy lên đài vinh quang trong tương lai.
Thời kỳ nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, tuổi trẻ là nguồn tài nguyên vô giá và là nhân vật chính tạo nên cái thế, dáng đứng cho Tổ quốc, cho dân tộc. Tuổi trẻ đất nước hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị hơn tuổi mình đang có mặt trên các giảng đường đại học, đang hoạt đông bằng tâm huyết của mình để công hiến nhiều sức trẻ với những dam mê hăng say, với nhiệt tình bốc lửa.
Thuở xưa, đất nước này có bao nhiêu tấm gương tuổi trẻ ghi tên mình vào lịch sử. Đó là Trần Quốc Toản đến hội nghị Bình Than mong được bàn việc nước. Chàng trai tay không bóp nát quả cam vua cho ấy đã về lập đội quân và đứng trong hàng ngũ gia tướng nhà Trần làm nên những chiến công xuất sắc. Chàng thanh niên Phạm Ngũ Lão vì suy nghĩ về mưu kế đánh giặc và chí làm trai mà quên hết mọi việc trên đời. Được Hưng Đạo Đại Vương nhìn rõ tài năng và phẩm đức, sau này, Phạm Ngũ Lão đã lập biết bao chiến công hiển hách, vang danh đến nghìn đời.
Chàng trai Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về dùng tài sức của mình cứu nước cứu dân, thực hiện ý tưởng “đại hiếu” bằng cách tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mười năm nếm mật nằm gai. Nguyễn Trãi là linh hồn của cuộc kháng chiến. Nhiệt huyết tuổi trổ của ỨcTrai đã sáng ngời thêm chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Đại Việt.
Lịch sử thời cận đại và hiện đại Việt Nam đã ghi dấu bao nhiêu anh hùng hào kiệt, đang ở thời kỳ tuổi trẻ thanh xuân mà làm nên kỳ tích vinh quang.
Chí sĩ Phan Bội Châu học hành thi cử khiến ai cũng nể phục bởi tài năng. Tuy nhiên, cái chí học hành của chàng trai xứ Nghệ này chỉ là phương tiện. Phan muôn tạo uy tín để hướng tới mục đích vĩ đại hơn. Đó là tập hợp anh em, đồng chí chung sức, chung lòng “lấy máu rửa máu” đem lại độc lập cho dòng giông Tiên Kồng.
Hơn ai hết, tuổi trẻ của Bác Hồ là tấm gương sáng chói. Những gì Bác cống hiến đâu chỉ có ý nghĩa với quá khứ mà là mãi mãi với tương lai dân tộc. Người con ưu tú, vị anh hùng dân tộc vĩ đại Nguyễn Ái Quốc đã từng bôn ba khắp bốn biển năm châu để “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”. Bác kính yêu – cánh chim không mỏi đã bay qua những bão táp, những năm tháng đen tối của dân tộc. Sứ mệnh của vị lãnh tụ gắn bó với những năm tháng hào hùng của dân tộc.
Có lẽ bước ngoặt quan trọng nhất của đời Bác cũng là đời dân tộc, ấy là lúc anh Ba với hai bàn tay trắng xuống tàu làm phụ bếp để tìm hiểu những “bóng cờ Châu Mỹ, Châu Phi”. Người thanh niên gầy gò, có đôi mắt sáng luôn nhìn mặt trời ấy đã cập bến khắp nơi trên thế giới. Và rồi thời tuổi trẻ tươi đẹp của anh Ba hóa thân thành Nguyễn Ái Quốc trên đất Pháp.
Muốn làm cách mạng trong thời đại mới không chỉ có trái tim là đủ, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã dành dụm những đồng xu chắt bóp để tự đi học, để tu dưỡng. Không phải ngẫu nhiên mà sau này, ngoài đạo đức, Bác còn chinh phục mọi người bằng trí tuệ uyên thâm của một người có vốn học vấn đáng cho các bậc trí thức phải nghiêng đầu kính trọng.
Có thể kể rất nhiều những tấm gương tiêu biểu của thanh niên Việt Nam xưa và nay quyết định tới con đường đi của lịch sử dân tộc như thế nào.Chúng ta kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chúng ta không thể quên được những người anh hùng đã hy sinh tuổi trẻ của mình cho đất nước nở hoa độc lập.
Phan Đình Giót bịt lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, Bế Văn Đàn làm giá súng để đồng đội bắn vào đầu giặc… Và biết bao nhiêu người chiến sĩ vô danh đã “khoét núi, ngủ hẩm, mưa dầm, cơm vắt nhưng “gan không núng, chí không mòn”. Bao nhiêu tấm gương vì nước quên thân của thanh niên, tuổi trẻ của một thời đại.
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước ta gặp nhiều những gương mặt, tuổi trổ thế hệ kế tiếp cha anh. Họ chính là:
“Những chàng lính trẻ măng
Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi”
Họ ra mặt trận với tâm thế:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Giữa địa ngàn luôn gầm rú tiêng B52 đánh bom tọa độ. Họ là những cô gái “trên cao lộng gió” của “rừng lá đỏ” với “vai áo bạc khẩu súng trường” chỉ đường cho đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam.
Họ là những Lê Mã Lương, là Nguyễn Văn Trỗi, là Tạ Thị Kiều… Tất cả những con người hữu danh và vô danh mà chúng ta vừa kể trên đều dâng hiến, hy sinh cái phần đời đẹp nhất là tuổi trẻ cho đất nước. Chính họ đã làm nên một phần của đất nước.
Nhắc lại những trang quá khứ hào hùng ấy là để chúng ta nhìn rõ hơn thế hệ tuổi trẻ hôm nay phải làm sao cho xứng đáng với thế hệ đã đổ máu xương cho Tổ quốc. Có thể nói ở thời điểm hiện tại lúc ấy, những con người công hiến và biết hy sinh đã làm nên hôm nay. Hiện tại họ đổ máu. Họ hướng tới mục đích độc lập dân tộc tự do để cho tương lai, chúng ta có nền tự do dân chủ cộng hòa.
Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể. Hàng triệu thanh niên đã ngã xuống trong cuộc chiến chông Pháp, chông Mỹ đề có độc lập, tự do. Giờ đây hàng triệu thanh niên học sinh Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác: “Học tập tốt, lao động tốt”. Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát từ gan ruột của Bác trong “Thư gửi học sinh” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
“Non sông Việt Nam có trở tiên tươi dẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quổc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Ngay những ngày đầu mở nước, Bác đã quan tâm tới diệt giặc dốt. Bác coi loại giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Với kinh nghiệm từng trải, với việc chứng kiến rất nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới, Bác đã hiểu rằng: một dân lộc dốt nát, dân trí thấp thì trước sau cũng chỉ là nô lệ cho những thế lực bên ngoài. Dân trí thấp chúng ta sẽ không hưởng được những thành tựu của tự do dân chủ mà chúng ta đã đổ máu.
Chiến tranh là hiện tượng bất đắc dĩ. Điều cực kỳ quan trọng là sau chiến tranh chúng ta phải vươn lên bằng chính nghị lực và năng lực nội tại của con người Việt Nam. Mục đích của Đảng và cách mạng là làm cho non sông ta tươi đẹp, dân tộc ta có quyền ngẩng cao đầu để sánh vai các cường quốc. Muốn đạt tới điều ấy, Bác kỳ vọng rất nhiều vào thế hệ trẻ. Bởi vì, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, sẽ đưa đất nước đi xa vào nền văn minh hạnh phúc.
Nhiệm vụ của thế hệ trẻ với tương lai không có sự lựa chọn nào khác. Đó là phải đổ mồ hôi sôi nước mắt trước kho tàng kiến thức của nhân loại. Phải là những người nắm vững và sở hữu những tri thức tiến bộ nhất của văn minh loài người thì mới có thể đưa nước nhà vào quỹ đạo của những nước văn minh.
Thế giới đang tiến những bước dài. Những nước láng giềng xung quanh chúng ta đang cất cánh bay cao, họ là những con rồng Châu Á. Khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Một ngày đi qua bằng mấy mươi năm. Phải nhìn thấy điều này để tuổi trẻ chúng ta nhận thức rằng mình đang đối đầu với những thử thách rất gay go.
Tiếp cận tri thức nhân loại và làm giàu cho đất nước ngày nay cũng là một mặt trận không có tiếng súng nhưng chiến thắng trong lĩnh vực trí tuệ là đều không dễ dàng.
Các quốc gia quanh chúng ta đều coi giáo dục là quốc sách. Họ dồn tiền bạc, mọi quan tâm cho thế hệ trẻ. Và tuổi trẻ ở các quốc gia này cũng vô cùng năng động không phụ lòng mong đợi của chính phủ, của dân tộc họ. Chúng ta cũng vậy, Đảng và nhân dân đang đầu tư rất lớn cho giáo dục. Chúng ta cũng đã gặt hái được những thành tựu đáng phân khởi từ trí tuệ của tuổi trẻ. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một cách nghiêm túc vào thực trạng học sinh hiện nay, không ít người có nhận thức rất mơ hồ thậm chí sai lầm về việc học tập của cá nhân.
Rất nhiều nhà giáo dục đã lên tiếng khuyên chúng ta học là để nắm tri thức, là đế làm người, là để hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả… Học là một niềm đam mê lớn. Được học là hạnh phúc, là được lao vào biển cả mênh mông đầy kỳ thú của tri thức. Học là để mưu sinh cho mình, cho gia đình và rộng lớn là cống hiến cho cộng đồng, cho dân tộc…
Nói một cách khác, học tập là nhu cầu tự thân, học tập phải đi theo đúng quy luật của việc tiếp nhận tri thức để sau này thực hành nó trong nghề nghiệp, ứng xử nó trong cuộc đời. Iỉọc tập cho cá nhân mình trở nên hoàn thiện, tự tin vào chính năng lực của mình để làm chủ mình, làm chủ xã hội…
Nói tới tuổi trẻ hôm nay là nói tới việc học hành. Tuy nhiên, có người coi chuyện học như một việc khổ sai. Việc học là do sự thúc óp của cha mẹ, của thầy cô. Việc học không tự giác dẫn tới sự lười biếng cẩu thả. Chính mình tự đầu độc mình bằng… học. Người ta coi học tập là ngày hội thì một số người coi học tập là nỗi nhọc nhằn phải chịu đựng. Kiến thức của các bộ môn cứ y như rơm mà con người phải nhai vậy.
Có người coi chuyện học tập là thi cử. cần bằng cấp để trình độ không kém chị kém em. Bằng cấp giả có nhiều con đường mờ tôi ở phía sau lại có thể lân la vào những nghề nghiệp, chức quyền “béo bở”. Hiện nay, có nhiều ông bố bà mẹ và chính bản thân những người trẻ tuổi phân đâu để có bằng cấp dù đó là bằng giả, năng lực của mình không thể làm được. Thật nguy hại thay lối học cơ hội này sẽ tạo ra những nhân cách cơ hội. Chúng chẳng những không đưa nước ta sánh vai các cường quốc mà ngược lại chúng làm cho dân tộc ta tụt hậu, lụn bại…
Thời đại của tri thức, của khoa học và công nghệ. Ai nắm được tri thức, công nghệ, người ấy nắm được chiếc đũa thần để tạo được những bước đi thần diệu cho đất nước. Nhiệm vụ của tuổi trẻ phải có được những chiếc đũa thần để sánh vai các nước anh em. Bất cứ ai đang ở tuổi ăn học, phải tạo mọi điều kiện để tiếp cận tri thức. Chỉ có tri thức dồi dào trong tầng lớp tuổi trẻ thì tương lai dân tộc mới xán lạn, lấp lánh ánh hào quang.
Một người cha ở Quảng Nam bán hết nhà cửa ruộng vườn vào Sài Gòn đạp xích lô để nuôi con tốt nghiệp thủ khoa Đại học Bách khoa, một cô gái bị tật nguyền đến trường bằng chiếc xe lăn và bảo vệ luận văn cử nhân đạt loại xuất sắc, một cậu bé mới học hết lớp 7 đã đạt giải thi tin học quốc tế và còn có tham vọng bay xa… Tất cả những con người không cần nêu tên tuổi ấy cũng là những tấm gương khiên chúng ta phải suy nghĩ. Cả một xã hội học tập, học mọi nơi, mọi lúc. Học có thầy và tự học… tất cả đang tạo nên bầu khí quyển mới cho tuổi trẻ hôm nay.
Các nước Châu Á phấn đấu để trở thành các cường quốc. Trong ngôn ngữ của Liên Hiệp Quốc thì đó là các nước phát triển. Cả Châu Á cho đến hôm nay mới chỉ có Nhật Bản thỏa mãn trên 20 tiêu chí để gọi là “nước phát triển”. Hàn Quốc và Singapore đang ngấp nghé vào hàng những cường quốc. Thu nhập quốc dân của mỗi đầu người ở các quốc gia này là trên 20 ngàn đô la Mỹ một năm. Thái Lan cũng đang lập kế hoạch trong 5 năm sẽ có một vùng phát triển ngang Singapore. Ân Độ cũng đang biến mình thành nước Mỹ ở Châu Á trong vòng 10, 15 năm. Khoảng cách giữa các nước phát triển như chúng ta với các nước phát triển hiện nay là 150 năm….
Làm sao sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời mong ước của Bác đặt kỳ vọng vào tuổi trẻ Việt Nam? Không có con đường nào ngoài học vấn. Điều này đã chứng minh từ một nước văn minh, giàu có, Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan… đâu phải có điều kiện địa lý khoáng sản giàu có. Họ đi lên nhờ tuổi trẻ nước họ rất năng động và ham học hỏi. Họ đang chiếm lĩnh những tri thức tiên tiến nhất và biết áp dụng để trở thành những công ty, những sản phẩm hàng đầu.
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là người kế tục nhiệm vụ của cha anh tiếp tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuổi trẻ Việt Nam không phải không có những nhân tài. Nhưng tất cả tuổi trẻ Việt Nam phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở. Mọi người đều phải là anh vộ quốc quân, anh giải phóng quân ngày nào. Tất cả chúng ta phải coi chuyện học tập bình lặng hằng ngày là những chiến công. Nói như đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta hiện nay cần phải lập những Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên huy hoàng, ấm no, hạnh phúc.