Đăng ký

Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn qua trích đoạn "Đăm Săn đi bắt con gái thần Mặt Trời"

2,976 từ

Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn qua trích đoạn "Đăm Săn đi bắt con gái thần Mặt Trời".

Tây Nguyên với những con đường đất đỏ ẩn hiện trong màu xanh bao la của núi rừng trùng điệp. Tây Nguyên còn là quê hương của những chiếc đàn đá, đàn tơ- rưng huyền diệu, độc đáo; là cái nôi của những bản sử thi anh hùng: Bài ca chàng Đam Săn, Xing Nhã, Đăm Di. YBan, Xing-chơ Niếp v.v… Đó là những áng văn chương dân gian diễm lệ, hùng kiên phản ánh cuộc sống lao động và chiến đấu của người Ba-Na, Ê-Đê, Mơ-Nông… thuở xa xưa. Trong số các ban sử thi đó "Bài ca chàng Đam Săn" là bông hoa nghệ thuật rực rỡ nhất, đem đến cho người nghe người đọc bao cảm hứng hào hùng.

Đam Săn là một tù trưởng phi thường, mang cốt cách thần linh, nhân vật trung tâm của bản sử thi anh hùng. Vẻ ngoại hình, Đam Săn là một chàng trai trẻ đẹp, tuấn tú, cường tráng "Đầu đội khăn kép, vai mang túi da". Lúc nào chàng cũng oai phong lẫm liệt, đánh cá ngoài suối hay săn bắn trong rừng, chặt cây thần hay phóng lao đánh giặc, "như con rắn trong hang, con hùm bên bờ suối". Tiếng nói "như sấm vang, sét đánh”. Vừa bước chân tới vương quốc nữ thần Ánh sáng, anh đã làm cho người nhà nữ thần ngạc nhiên, kính phục. Thưa bà… người ấy mặc một cái áo da, lông chân mịn như chuôi dao, giọng nói như tiếng ve sầu. So với tất cả các tù trưởng không có ai giống như thế.

Con người mang vẻ đẹp ấy lại có một tâm hồn phóng khoáng, một dũng khí oai hùng, Đam Săn đã có hai vợ xinh đẹp, một gia đình hạnh phúc giàu có "trăm chiêng núp,… trăm chiêng bằng… trăm con voi…, rừng tràn đầy nồi đồng…, lợn dê anh đầy sân". Sau chiến công đánh bại hai tù trưởng Mơ-tao Grư và Mơ-tao Mơ-xây, anh trở thành một dũng sĩ tiếng tăm lừng lẫy "vang đến tận Thần Núi". Danh vọng, sự giàu sang, cuộc sống êm ấm hạnh phúc gia đình, không làm cho anh thỏa mãn. Người tù trưởng ấy lúc nào cũng mơ ước vươn tới một cuộc đời tự do, hạnh phúc cao đẹp hơn. Anh nói với Hơ Nhí niềm khao khát cháy bỏng của mình, trước lúc giã từ lên đường đi xa: “Tôi muốn đi bắt nữ thần Mặt Trời. Như vậy mới thành một tù trưởng hết sức giàu mạnh… Lúc đó, tôi đến đâu, tre a-lê phải cúi xuống, … tre mơ-ô phải khô", và "trong tất cả thần linh ở núi, từ Tây sang Đông thì nữ thần Mặt Trời là người đẹp nhất, bắp chân nàng tròn, váy nàng đẹp tuyệt vời".

Nói đến Đăm Săn là nói đến con người của chiến trận vối vòng nguyệt quế tỏa ánh hào quang. Tầm nhìn của anh là tầm nhìn của thiên thần. Khát vọng hạnh phúc đi bắt nữ thần Mặt Trời cho ta thấy anh là một tù trưởng siêu phàm, niềm tự hào của bộ tộc. Anh đã nói là anh hành động với sức bay của mũi lao phóng tới như tia chớp. Một thanh gươm, một yên ngựa, anh từ giã hai vợ xinh đẹp? rồi dấn thăn vào "gió bụi". Hành trình đi lên Trời của anh chỉ mới nói đến đã làm cho Tang Mang và Đăm-Pắc-Quây, hai bạn thân của anh phải sửng sốt, kinh sợ. Vì đó là con đường khổ ải, là đất chết, rừng ma. Đăm-Pắc-Quây đã khuyên anh: …"Đường này đầy cọp. Đường đi đầy rắn độc. Anh không thể đi đến nữ thần Mặt Trời đâu… Tù trưởng vào chết tù trưởng. Người gan dạ vào chết người gan dạ". Đam Săn kiêu hãnh tự tin đi tới, vì "Trời đã bảo vệ thân thể tôi" anh lại mang theo "bùa ngải", nhờ nó mà tăng thêm dũng khí, như anh nói, để "giết chết tê giác dưới hầm sâu, giết chết hùm cọp giữa rừng rậm".

Anh đã gan dạ đi suốt đêm ngày, nhịn đói và nhịn khát. Anh đã băng qua rừng ma đất đen đầy xương người và xương mãnh thú. Không một người trần nào có thể làm được điều đó. Người đầy thương tích: “cỏ tranh cắt nát tay anh, mây cắt nát chân anh". Không lùi bước trước gian nguy, thử thách, anh bồng lên phía trước: "Anh chặt một sườn núi ném xuống bùn, làm con đường để vượt qua ranh giới giữa trời và đất”. Chi tiết ấy, hình ảnh ấy mang tầm vóc hoành tráng của thần thoại. Nhà thơ dân gian với cảm hứng anh hùng đã ca ngợi người tù trưởng quả cảm vô song của bộ tộc thân yêu bằng những hình ảnh tráng lệ, kì vĩ.

Đăm Săn đã đi tới vương quốc nữ thần Ánh sáng. Anh say sưa ngắm cung điện nữ thần. Lòng tràn đầy xúc động ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc thang là "một cầu vồng” y cối giã gạo, chày giã gạo "cũng bằng vàng", ngắm "sườn nhà thiếp vàng", ngắm đàn voi thần và các loại chiêng bằng, chiêng núp. Anh thầm so sánh: “Tất cả nhà các tù trưởng giàu mạnh chưa có nhà nào như vậy". Đam Săn đàng hoàng bước lên cung điện, rồi "móc dao vào phên, ngồi giữa nhà", cử chỉ ấy mới tao nhã, lịch sự và đẹp đẽ biết bao ! Khuất phục trước uy quyền, nô lệ trước đồng tiền, hạ mình trước sắc đẹp, đều là hèn hạ. Trước nữ thần giàu sang, kiều diễm và kiêu sa, Đam Săn rất đoàng hoàng. Anh nói lên một cách chân thực điều mình mong muốn: “Tôi muốn có một vợ thật đẹp và tôi hứa với nàng, tôi sẽ mang nàng xuống trần để lập một gia đình chung với Hơ-Nhí và Hơ-Bhi. Anh không hạ mình, làm tổn thương danh dự mình trước người đẹp cõi tiên mà dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển, thướt tha "như diều bay, như chim phượng hoàng liệng, như nước chảy êm đềm", không hề bối rối trước "dáng kiều thơm" lộng lẫy đẹp như cổ con công Trai tài, gái sắc hội ngộ. Kẻ trần gian, người cõi tiên tự tình. Lễ cầu hôn không thành vì nữ thần quá kiêu sa, tự cho mình là "con của Trời" không thể nào "chung chạ" với người trần "chỉ biết ăn cơm, rửa ráy với nước lã". Đam Săn phải nếm vị đắng của quả hạnh phúc mơ ước hái được ở vương quốc nữ thần Ánh sáng. Biết là thần Ánh sáng sắp lên, rất nguy hiểm "sẽ chết ngay" nhưng anh đã phóng ngựa như bay trở lại quê nhà. “Tôi không cần chết hay sống" anh đã vĩnh biệt nữ thần bằng câu nói dữ dội ấy. Số phận thật cay nghiệt. Đam Săn đã chết lún trong rừng ma đất đen của bà Sun Y-rít. Anh đã sống tuyệt đẹp trong khát vọng và chiến công. Anh đã chết trong tư thế hiên ngang của người anh hùng bộ tộc.

Cái chết bi tráng của Đăm Săn mang ý nghĩa bi kịch của lịch sử, của thời đại vô cùng sâu sắc. Hành động của Đara Sân tuy có sức nổ công phá ghê gớm: Cây Thần bị chặt đổ, nhưng vợ anh phải chết, anh phải cầu xin Trời, anh đi bắt nữ thần Mặt Trời, trải qua bao gian nan khổ ải, anh đã đi tới nơi mà anh muốn, nhưng rốt cuộc, anh phải trả giá bằng máu. Bi kịch ấy mang màu sắc thời đại, nó nói lên mâu thuẫn gay gắt giữa khả năng hữu hạn và khát vọng vô hạn của người anh hùng. Mặc dù vậy, nhân vật Đam Săn mãi mãi là hình ảnh người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp của bộ tộc Ê-Đê xưa và nay. Trong tâm hồn con người Việt Nam, chàng dũng sĩ Đam Săn đời đời bất tử.

Đến với "Bài ca chàng Đam Săn" mỗi chúng ta như được sống lại những năm tháng bi hùng của bộ tộc trong âm thanh của chiêng bằng, chiêng núp từ ngàn xưa vọng lại. Chúng ta như phát hiện thêm một nét rất đẹp trong đời sống tâm hồn và ý chí của nhân dân Ê-Đê anh em; thấy được phần nào sự huyền bí, thiêng liêng của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Nhân vật Đam Săn được miêu tả bằng cảm hứng anh hùng, dệt thêu bằng một thứ ngôn ngữ mĩ lệ, giàu hình tượng, đậm đà màu sắc dũng sĩ Đăm Săn – một say mê lớn của tuổi trẻ đầy mơ ước và khát khao chiến công. Giá trị nhân văn ngời sáng của bản sử thi là tư thế sống đẹp của người anh hùng lý tưởng Đam Săn mà mỗi chúng ta hằng mến yêu và cảm phục.

shoppe