Soạn chiến thắng mtao mxây
SOẠN BÀI: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
Sử thi “Đăm Săn” là bộ sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê- đê kể về cuộc đời và sự nghiệp của tù trưởng Đăm Săn. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” nằm ở phần giữa tác phẩm, kể chuyện Đăm Săn đánh thắng Mtao Mxây cứu vợ trở về. Mời bạn đọc tham khảo bài viết soạn bài “Chiến thắng Mtao Mxây”.
Soạn bài chiến thắng Mtao Mxây- CungHocVui
Câu 1: Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng
Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng Mtao Mxây với thái độ bỡn cợt chưa chịu giao chiến ngay.
- Ở hiệp đấu thứ nhất:
+ Cả hai bên lần lượt múa khiên.
+ Mtao Mxây múa khiên trước tỏ ra bản thân yếu đuối, kém cỏi.
+ Tiếp đó Đăm Săn múa khiên tỏ ra mạnh mẽ và tài giỏi hơn, thái độ điềm tĩnh, thản nhiên.
+ Kết quả hiệp đấu: Mtao Mxây tháo chạy khắp nơi để tránh đường khiên Đăm Săn múa, Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn.
- Ở hiệp đấu thứ hai:
+ Đăm Săn múa khiên sức mạnh như gió bão, giáo liên tiếp đâm vào Mtao Mxây không ngừng.
+ Được Ông Trời mách bảo, Đăm Săn ném cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây, cắt được đầu hắn.
+ Kết quả hiệp đấu: Đăm Săn giành chiến thắng, mang đầu Mtao Mxây đem bêu ra đường. Dân làng nhất loạt theo người thắng trận Đăm Săn về ngôi làng mới.
Xem thêm:
Câu 2:
Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo nô lệ đối với việc thắng thua của hai tù trưởng để chỉ ra thái độ và tình cảm của cộng động Ê – đê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung và đối với người anh hùng sử thi nói riêng.
- Cuộc chiến giữa hai tù trưởng không phải là chiến tranh phi nghĩa với mục đích chiếm đoạt, sở hữu hay phục tùng mà đó là cuộc chiến mang tính chất thống nhất cộng đồng. Vì lẽ đó mà thái độ của dân làng hai bên đối với tính chất thắng thua của cuộc chiến cũng có sự khác biệt.
+ Đối với dân làng Mtao Mxây: Sau khi tù trưởng thất bại, họ muốn đi theo một vị tù trưởng mạnh hơn. Điều này thể hiện họ đã tâm phục và mơ ước được bao bọc bởi một vị tù trưởng tài ba, dũng cảm và mưu trí, tất cả những điều này được thể hiện qua cả hành động và lời nói.
- Về lời nói: “Không đi sao được!... Người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”; “Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mọc, chúng tôi còn ở với ai”
- Về hành động: “đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như bầy kiến mối” tất cả đều nhất loạt tâm phục và vui mừng cho chiến thắng của vị tù trưởng mới.
+ Đối với dân làng Đăm Săn: “Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực, các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui đến thế”. Hỏi Đăm Săn đánh chiêng nào để mừng chiến thắng -> Thái độ vui mừng, hoan hỉ.
Câu 3: Thái độ, cách nhìn nhận của tác giả sử thi về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng.
Cách nhàn cửa tác giả về ý nghĩa thời đại trong cuộc chiến bộ tộc
- Đoạn trích kể về hai phần nhưng phần chiến đấu giữa hai vị tù trưởng được miêu tả một cách chóng vánh trong khi phần ăn mừng vị tù trưởng thắng trận lại được tả kỹ càng, chi tiết. Điều này cho thấy sự đồng tình, ủng hộ của tác giả đối với vị anh hùng Đăm Săn.
- Sau khi vị tù trưởng Mtao Mxây kém cỏi hơn tử trận, tôi tớ không hề lo sợ mà vui mừng, phấn khởi, nhất loạt đồng tình theo Đăm Săn về ngôi làng mới => Điều này thể hiện tính chất của chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê đê không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội hay biến xã hội sống cuộc sống ngập tràn sự căm thù. Ngược lại, nó giúp các bộ tộc sống đơn lẻ, rời rạc có thể hợp sức tạo nên tập thể mạnh hơn, to lớn hơn.
- Sự ủng hộ của dân làng hai bên cũng góp phần thể hiện rõ tư tưởng về tầm vóc của người anh hùng: Đó phải là người anh hùng tài giỏi, dũng cảm, mưu trí, ngợi ca công lao của các vị anh hùng có công thống nhất các buôn làng.
=> Cuộc chiến của hai vị tù trưởng không phải là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà nhằm mục đích thống nhất các buôn làng, tạo nên sự lớn mạnh hơn trong cộng đồng người. Chính vì thế, tầm vóc sử thi của người anh hùng Đăm Săn được nâng lên tầm vĩ đại.
Câu 4: Nghệ thuật
- Nghệ thuật so sánh, cường điệu vừa mang tính chất gợi hình, vừa mang tính gợi cảm.
- Các câu nói sử dụng nghệ thuật cường điệu như đòn bẫy giúp nâng vị thế, tài năng và mưu trí của người anh hùng trở nên vĩ đại, mang đậm tính sử thi. Cả sức mạnh và sắc vóc của người anh hùng có thể sánh ngang cả núi sông, vũ trụ.
Trên đây là bài soạn chiến thắng Mtao Mxây mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn để giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm và đạt kết quả tốt nhất.