Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử
Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử
Cùng CungHocVui cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử dưới đây để có thể hiểu hơn về bài thơ, cảm nhận sâu sắc nhất. Từ đó có thể hoàn thành các bài văn về bài thơ tốt nhất và đạt kết quả cao.
Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
Mở bài cảm nhận vẻ đẹp bài Đây thôn Vĩ Dạ
Phong trào thơ Mới nổi lên xóa tan đi rào cản của thơ văn trung đại, để các tác giả được thực sự sáng tạo và thể hiện cái tôi sắc sảo của bản thân. Cũng nhờ vậy mà ta có một Hàn Mặc Tử với bài thơ tình nổi tiếng Đây thôn Vĩ Dạ nổi bật với vẻ đẹp, đường nét và màu sắc riêng táo bạo ấn tượng nhưng cũng thật thanh trong thoát tục.
Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ, cũng như là lời nhắc nhở nhớ tới vẻ đẹp của địa danh thôn Vĩ Dạ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Dường như câu hỏi thăm này mang chút trách khéo, rằng sao lâu rồi vẫn chưa về thăm, chẳng nhẽ anh không nhớ nhung gì thôn Vĩ nữa hay sao? Để hiểu được câu nói này, ta phải đặt nó vào bối cảnh của tác giả khi mà ông đang ở trại phong Tuy Hòa với căn bạo bệnh trong người. Và đúng lúc ấy, một bức ảnh về miền quê xứ Huế được đến tay khiến ông bắt đầu từ đó vẽ lên đường nét của Huế qua trí nhớ mà bức nó đem lại.
Xem thêm:
Phân tích bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
Cảm nhận bài thơ đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử
Thế nhưng ở một góc độ khác, ta cũng có thể hiểu rằng đây là một lời mời khéo léo của cô gái mong chàng trai về thăm cảnh thôn Vĩ, để được nhìn ngắm con người và cảnh sắc tuyệt đẹp nơi quê hương mình:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Trong tưởng tưởng ấy, bao trùm lên tất cả là không khí bình yên, bầu trời xanh cao và màu nắng tươi mới trải dài làm rạng ngời cả một khu vườn. Giữa ánh nắng ấy, một màu xanh mướt mát và tươi sáng lạ thường nổi bật lên trong cảnh sắc xứ Huế khiến Hàn Mặc Tử liên tưởng đến viên ngọc thanh thoát quý báu.
Trong cảnh sắc tuyệt đẹp chốn trần gian, hòa mình vào khung cảnh thanh bình yên ả là hình ảnh con người xứ Huế hiền lành, đôn hậu với "khuôn mặt chữ điền" ấn lấp sau lá trúc. Đó có lẽ là biểu tượng cho sự thanh tao của người quân tử, cũng có thể là hình ảnh người con gái thân thương dịu dàng trong lòng Hàn Mặc Tử.
Thật vậy, đây là một sản phẩm sáng tạp quen thuộc trong thơ Hàn được tạo bởi mặc cảm chia lìa của con người luôn tự nhận mình đứng ngoài những cuộc vui. Mở ra một ấn tượng say đắm trong hồn thơ Hàn Mặc Tử trữ tình sâu lắng cùng với đó bộc lộ những khắc khoải chi phối khi hướng về thôn Vĩ.
Ở cả đoạn một này, màu sắc bao trùm lên cả đoạn thơ thật tươi sáng đến mức lạ thường, khiến ta cũng cảm nhận được phần nào sự vui sướng trong lòng tác giả. Thế nhưng điều ấy chẳng được duy trì ở những phần tiết theo, bởi có lẽ những cảm xúc trên chỉ là nhất thời và ta lại thấy một Hàn Mặc Tử như nguyên bản.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Sự bi quan trong lòng Hàn Mặc Tử nổi lên như cách ông chia cách “Gió” và “Mây”. Chúng vốn là hai hiện tượng luôn gần kề với nhau, thế nhưng lại chẳng thể chung đường khiến trong lòng ta mang mác buồn, tạo sự chia xa khó tả. Dòng sông Hương xứ Huế kia sao yên bình quá, yên bình đến mức "buồn thiu”, tẻ nhạt và lại còn điểm xuyến bởi những cánh hoa mong manh yếu ớt.
Xem thêm:
Nghị luận văn học: So sánh Trường Giang và đây thôn Vĩ Dạ
Chứng minh đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê hương đất nước
Một khung cảnh nhuốm màu chán trường và thê lương, ảm đạm khiến Hàm Mặc Tử phải tự đặt cho mình nhiều câu hỏi về cuộc đời, về sự sống và hạnh phúc:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Người bạn trăm năm của tác giả lại xuất hiện trong những vần thơ. Trăng chứa đựng bao nguồn sống và cảm hứng của ông, và phải có nó thì cuộc đời Hàn Mặc Tử mới tròn đầy. Câu hỏi về trăng thực chất cũng chính là thắc mắc của tác giả rằng, với cuộc đời ngắn ngủi và số phận bi thương liệu hạnh phúc có kịp đến tay mình?
Không khí lãng mạn vẫn bao trùm khung cảnh với bến trăng, thuyền trăng và sông trăng thế nhưng cũng chẳng thể che nổi sự lo lắng, thấp thỏm và trĩu nặng của nhà thơ. Biết bao những ước mơ, khao khát giao cảm đến tột độ, bao vẻ đẹp rung động lòng người, liệu tất cả có kịp làm xong trước khi ngày phán quyết của cuộc đời tới. Sự vội vàng mà chẳng thể làm gì bởi sự ngăn cản của căn bạo bệnh lại càng khiến Hàn Mặc Tử trầm tư, đau buồn và khao khát mãnh liệt hơn. Và nó càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết ở đoạn thơ thứ ba:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Thêm một nhân vật trữ tình nữa xuất hiện trong đoạn trích với cách gọi “Khách đường xa”. Cụm từ này được lặp lại, như để nhấn mạnh sự ao ước, nhưng thực sự vị khách đường xa này là ai đây? Là cô gái tuyệt vời trong mộng, hay chỉ là một ai đó vu vơ trong khao khát gặp người để vơi đi nỗi cô đơn bao nhiêu ngày tháng của tác giả.
Vẻ đẹp trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Trong nỗi đau khổ và tuyệt vọng ấy, có thêm một sự xuất hiện như vậy quả thực là một điều an ủi. Thế như chỉ có điều rằng "Áo em trắng quá nhìn không ra". Màu trắng vốn xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm của Hàn Mặc Tử đại diện cho sự thanh khiết và tinh khôi như một nàng trinh nữ.
Thế nhưng ở đây, bởi vì sự trong trắng đến tuyệt vời ấy khiến ông không thể nhìn thấy rõ người ấy, hoặc cũng là do bởi sương khói mông nơi kinh thành Huế lung đã làm mờ nhạt cả trí nhớ. Bài thơ đi đến những hồi kết với một câu hỏi tu từ nữa được thốt lên hết sức thiết ta:
Ai biết tình ai có đậm đà?
Ai ở đây là ai? Là cô gái? Chàng trai đang băn khoăn về tình cảm của cô gái, hay chính là chàng trai đang có ý trách cô gái không nhận ra tình cảm đậm đà bấy lâu của mình. Hay đây vốn dĩ chẳng phải nghi vấn về một nhân vật cụ thể, mà là sự thắc mắc trong tình cảm giữa người với người trong cả cuộc đời rộng lớn này dành cho nhau. Câu kết này quả thực khiến người ta phải suy ngẫm!
Câu hỏi đầy khắc khoải với đại từ phiếm chỉ "ai" có thể là tác giả cũng có thể là người con gái tác giả thầm thương. Tiếng ai vang lên chơi vơi khép lại bài thơ trong nỗi sầu mênh mang trong khát vọng không thôi hướng về tình người. Đó là khao khát được sẻ chia, thấu hiểu và yêu thương dẫu cô đơn tuyệt vọng nhưng không thôi mong ngóng.
Xem thêm:
Phân tích 2 khổ đầu Đây thôn Vĩ Dạ
Kết bài cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
Trong cuộc đời đầy đau thương của mình, Đây thôn Vĩ Dạ có lẽ là một điểm xuyến khác biệt nhất của Hàn Mặc Tử bởi đây là tác phẩm không hoàn toàn mang nét u buồn và thất vọng. Tuy rằng chưa hẳn tất cả đều là âm hưởng vui tươi, thế nhưng ta vẫn thấy trong đó phần nào tình cảm hết sức sâu sắc, yêu đời và khao khát giao cảm với cuộc sống. Đọc bài thơ ta không khỏi nhận thấy sự âm vang trong tâm trí bởi cảm tình thiêng liêng và chân thành.