Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hình ảnh người lính đã không còn xa lạ đối với mọi người. Đó là vẻ đẹp của những con người đặt tình yêu Tổ quốc lên trên tình yêu cá nhân, gia đình. Điển hình là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, tác giả đã mang đến không khí vui tươi của người lính khi ra trận. CungHocVui xin gửi đến bạn đọc bài viết cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính thông qua bài viết dưới đây.
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Mở bài Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hình ảnh của những người lính trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ luôn là một niềm tự hào và ngưỡng mộ của biết bao thế hệ dành cho họ. Những con người ấy luôn mang trong mình một tâm hồn tươi trẻ, đầy tinh nghịch và đặc biệt qua ngòi bút của Phạm Tiến Duật thì càng đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Trên tuyến đường Trường Sơn vào thời gian ấy, tác giả đã dường như tận mắt chứng kiến và gắn bó với chiến trường khốc liệt nên mới đặt bút sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bài thơ hiện lên là một sự trân trọng dành cho những người lính vừa ngang tàn, vừa hiên ngang nhưng luôn đặt đất nước và Tổ quốc lên hàng đầu.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phân tích ba khổ cuối trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
Thân bài Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Có thể nói, những người lính trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và yêu đời. Đồng thời ở họ, luôn trong một tư thế hiên ngang, sẵn sàng xông pha khi ra trận dù cho có những sự tác động nào bên ngoài cũng không thể nào cản được bước chân của họ:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”.
Những chiếc xe không phải hiển nhiên không có kính mà chính bom đạn của kẻ thù đã phá vỡ nó khiến cho những chiếc xe trần trụi không có gì che chắn cho những người lính. Không có kính, người lính phải đối diện với bao hiểm nguy. Nào là thời tiết khắc nghiệt, nào là bom đạn của kẻ thù nhưng họ vẫn với một tư thế ung dung và rộn ràng, bất chấp mọi gian khổ vẫn ngồi vào buồng lái để sẵn sàng xông pha ra chiến trường.
Xem thêm;
Dàn ý cảm nhận khổ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính
Top 3 bài phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hình ảnh những chiếc xe không kính là một hình ảnh đầy chân thật và đậm nét đã khắc họa được ý chí chiến đấu và sự kiên cường bất khuất của những người lính dù trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ cho mình một sự lạc quan và yêu đời:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”.
Hai từ “ung dung” được Phạm Tiến Duật đặt lên đầu câu ý muốn nhấn mạnh rằng tư thế ung dung luôn hiện hữu bên trong những người lính trẻ. Chiếc xe không kính, họ có thể nhìn thấy được đất trời, nhìn thấy được vạn vật đang tồn tại xung quanh. Chiếc xe không kính, khiến cho họ bị thời tiết bên ngoài tác động vào, bụi, gió làm cho mắt họ bị đắng nhưng điều đó chẳng là gì đối với những người lính.
Họ vẫn bình thản đi xe truyến một tuyến đường dài với một ý chí chiến đấu quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. “Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”, ừ thì những người lính ấy luôn có một trái tim dành trọn vẹn cho đất nước, cho Tổ quốc. Khi họ rời xa quê hương để ra chiến trường chiến đấu, tức là họ đã chấp nhận rằng họ sẽ phải có một nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết nhưng họ đã chấp nhận sự thật để nghe theo tiếng gọi con tim rằng phải mang hòa bình về cho đất nước.
Phải có một tấm lòng yêu đất nước da diết và mãnh liệt thì những người lính trẻ ấy mới sẵn sàng hy sinh và không tiếc đi tuổi xuân của mình chỉ để giúp cho đất nước được vững vàng và chiến thắng trước kẻ thù.
Trên con đường hành quân ra trận, những người lính đã chấp nhận sự thật rằng những chiếc xe không kính để rồi một sự ngang tàn, bình thản và lạc quan luôn hiện lên qua nét mặt và hành động của họ:
“Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”!
Phạm Tiến Duật đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “không có...ừ thì” để nhấn mạnh rằng người lính đã chấp nhận sự thật rằng trên con đường ra trận họ sẽ phải đối mặt với gian lao và vất vả vì không có bất cứ điều gì che chở cả. Họ thể hiện lên cái nét tinh nghịch, ngang tàn và yêu đời dù trong mọi thử thách thì tiếng cười của họ vẫn mang cái sự yêu đời và tươi trẻ.
Xem thêm:
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
Dàn ý hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
Họ chẳng sợ bất cứ điều gì cả, dù có bụi khiến tóc trắng nhưng họ vẫn ung dung và nhìn nhau cười, dù có mưa khiến áo ướt thì họ vẫn tiếp tục đoạn đường để cho gió sẽ làm khô áo. Dù trong chiến tranh hoàn cảnh có khốc liệt và thiếu thốn thì những người lính của thời kháng chiến chống Mỹ luôn là một biểu tượng đẹp đẽ về tinh thần lạc quan, yêu đời và có một tình đồng đội vô cùng gắn bó và keo sơn:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”.
Những người lính đã có những ngày tháng cùng nhau sống trong một hoàn cảnh thiếu thốn từ thời tiết, thức ăn cho đến phải đối diện với bom đạn của kẻ thù nhưng họ chưa một lần từ bỏ. Họ đã cùng nhau gắn bó, từ những con người xa lạ nhưng có chung chí hướng, giờ đây họ đã trở thành những người anh em thân thiết như một gia đình thật sự. Những câu thơ đầy tính hiện thực đã được tác giả thể hiện rõ nét nhất qua cụm từ “bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh”.
Một hiện thực của thời chiến tranh khốc liệt, họ đã cùng nhau tạo dựng một chiếc bếp để có thể quây quần bên nhau mỗi bữa ăn. Dù bữa ăn có thiếu thốn đến nhường nào thì họ vẫn vui vẻ và lạc quan vì những người đồng đội luôn đồng hành cùng nhau dù bất cứ mọi nơi nào. Và, trong họ luôn tồn tại một niềm tin, rằng những điều tốt đẹp sẽ xảy ra ở đoạn đường phía trước.
Xem thêm:
Đóng vai người lính kể lại bài thơ về tiểu đội xe không kính (2 mẫu)
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
Để rồi khi khép lại bài thơ, Phạm Tiến Duật đã cho người đọc thấy được một ý chí quyết tâm chiến đấu của người lính để giải phóng miền Nam, thống nhất và toàn vẹn đất nước:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
Sau tất cả, dù chiếc xe không kính chẳng còn nguyên vẹn, dù cho chẳng còn điều gì có thể che chắn họ vượt qua mọi sự tác động của thời tiết khắc nghiệt, của bom đạn kẻ thù nhưng những người lính với một trái tim nóng hổi luôn cháy hết mình và không bao giờ từ bỏ. Xe vẫn chạy và vẫn tiến về phía trước dù cho hiểm nguy đang rình rập xung quanh, nhưng chỉ cần những người lính đồng lòng và có một trái tim dành trọn vẹn cho Tổ quốc thì cuối cùng họ sẽ vượt qua được tất cả.
Phạm Tiến Duật đã khắc họa hình ảnh những người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính với một vẻ đẹp ngang tàn, tinh nghịch nhưng cũng hết sức lạc quan và yêu đời. Trên tuyến đường Trường Sơn ấy, đã có bao khó khăn và thử thách nhưng chưa một lần họ dừng lại và buông xuôi. Họ chính là một biểu tượng đẹp đẽ về lòng yêu nước, tinh thần gan dạ và dũng cảm để bao thế hệ phải noi theo.
Vẻ đẹp người lính trong thời kháng chiến
Kết bài Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Để có thể so sánh và nêu cảm nhận về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Đồng Chí của Chính Hữu thì chắc chắn rằng ở họ luôn mang trong mình một trái tim biết yêu và dành trọn vẹn tình yêu ấy cho đất nước cho quê hương. Họ đến từ những miền đất xa lạ, họ lớn lên từ những vùng quê khác nhau nhưng họ đã sẵn sàng và chấp nhận rời xa nơi thân thương của mình để vùng lên xông pha ra chiến trận.
Họ là những con người đem sức trẻ của mình để góp một phần công sức trong những năm tháng kháng chiến để bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Chiến tranh có khốc liệt đến nhường nào thì những người lính ấy vẫn luôn giữ cho mình một sự vui vẻ, lạc quan và yêu đời vì chính điều đó mới làm họ có thêm sức mạnh để vượt qua tất cả. Cả hai bài thơ Đồng Chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính đều đem đến cho người đọc vẻ đẹp của những người lính trẻ với một tư thế ung dung, ngang tàn và có một tâm hồn yêu quê hương, Tổ quốc, luôn hết mình chiến đấu để đem chiến thắng về cho nước nhà.