Đăng ký

Cảm nhận chị Dậu trong tác phẩm Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

3,412 từ Cảm nhận

Cảm nhận chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ

     Rất nhiều năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước đã qua đi, thế nhưng tội ác chúng gây ra cũng như cuộc sống khổ cực của nhân dân ta khi ấy vẫn còn được ghi dấu ấn trong các tác phẩm văn học. Một trong số đó phải kể đến là Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nổi bật với đoạn trích Tức nước vỡ bờ khi mà mọi thứ đã bị kéo lên đến đỉnh điểm. Và dưới đây là phần về nhân vật chính của đoạn trích đó: Cảm nhận về nhân vật chị Dậu. 

Cảm nhận chị Dậu thông qua đoạn trích tức nước vỡ bờ- CungHocVui

Cảm nhận chị Dậu trong đoạn trích túc nước vỡ bờ

Mở bài cảm nhận chị Dậu qua đoạn trích tức nước vỡ bờ

     Sự xâm lược và cai của thực dân Pháp đã để lại cho nước ta, đặc biệt là giai cấp nông dân ngày ấy ấy một số phận khốn cùng, đau khổ và vô cùng tăm tối. Điều này cũng đã được ghi dấu ấn rất nhiều trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, mà nổi bật nhất là Tắt đèn của Ngô Tất Tố với nhân vật chính là chị Dậu. Thế nhưng đứng trước cái khắc nghiệt của thời cuộc, tiềm tàng bên trong chị vẫn ẩn chứa một sức mạnh phản kháng vô cùng mãnh liệt. Một trong những đoạn trích của Tắt Đèn  thể hiện được rõ nhất điều đó chính là “Tức nước vỡ bờ”.

     Người phụ nữ ấy có một vẻ đẹp rất Việt Nam: Chị vô cùng yêu chồng, thương con và lo lắng cho họ thậm chí còn nhiều hơn lo lắng cho mình. Điều đấy được thể hiện ngay ở phần mở đầu của đoạn trích với cảnh chị chăm sóc người chồng ốm yếu. Anh Dậu vừa được thả ra sau một trận đánh nhừ tử chỉ vì không đủ tiền nộp sưu thuế cho người em trai đã mất. 

     Thấy hình ảnh chồng đau yếu đến mức tưởng chừng như sắp chết mà lại cũng chẳng có gì ngon mà tẩm bổ, chị chỉ đành vay hàng xóm bát gạo để nấu cháo cho anh lấy lại sức. Chẳng cáu bẳn hay nặng lời, chỉ dịu dàng nịnh nọt chồng rồi ân cần đỡ anh dậy: “ Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sốt ruột”. Trong cơn khốn khó. sự yêu thương săn sóc của một người vợ tốt đã được chị thể hiện qua từng cử chỉ nhỏ nhất như quạt đợi cho cháo nguội hay để ý xem chồng có ăn ngon miệng hay không.

Xem thêm:

Tóm tắt tác phẩm tắt đèn- Ngô Tất Tố

Giá trị nhân đạo trong tức nước vỡ bờ

     Bọn cường hào độc ác chẳng bao giờ biết thương xót dân nghèo, bởi khi anh Dậu vừa mới chỉ kề bát cháo lên miệng thì chúng đã xông đến nhà và lại lôi ra đánh đập. Phận đàn bà con gái, chỉ chị biết quỳ rạp xuống và van xin cai lệ  "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”. Nhưng tiếng kêu ấy nào thấu đến tai lũ ác ôn ấy, không một chút động lòng, cứ thế anh Dậu lại bị trói đi.

     Mặc dầu chân yếu tay mềm nhưng ấy cũng là lúc đã bị dồn vào chân tường và không còn con đường nào khác, cuối cùng chị cũng xông lên đánh trả để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy có lẽ sẽ không thực sự phù hợp với lễ giáo của người xưa, nhưng rõ ràng nó đã chứng tỏ được tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

     Nói về tình yêu thương với con của chị Dậu, có lẽ ta chưa thực sự thấy rõ lắm điều ấy ở phần đầu của đoạn trích. Thế nhưng ở đoạn sau, chính là phân cảnh bán con, khi thấy được sự day dứt và đau đớn như đứt từng khúc ruột của chị thì mới có thể hiểu rõ thêm được phần nào. Có lẽ ban đầu hành động của chị sẽ mang đến cho người đọc một cảm giác hơi tàn nhẫn, bởi hổ dữ còn chẳng nỡ ăn thịt con, tại sao một người phụ nữ lại can tâm bán đi đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo của mình?

Cảm nhận chị Dậu thông qua đoạn trích tức nước vỡ bờ- CungHocVui

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu

     Nhưng ai ở trong hoàn cảnh của chị Dậu Tắt đèn rồi mới hiểu, vì ấy đã là bước đường cùng mất rồi. Phải lựa chọn giữa tính mạng của chồng và tạm thời xa con một thời gian, có lễ ấy cũng là giải pháp duy nhất. Thế nhưng bán đứa con mình rứt ruột đẻ ra, ai mà không đau xót chứ? Cũng từ khi ấy quyết tâm lớn nhất trong lòng chị là đợi chồng được tha về, hai vợ chồng nhất định sẽ làm ăn rồi chuộc nó cho bằng được.

     Với lại nhà đã như thế này, để cái Tí ở lại với cái nghèo thì chi bằng cho nó sang nhà Nghị Quế giàu có thì ít nhất cũng sẽ không phải chịu cảnh chết đói. Hết lòng yêu thương và suy nghĩ cho chồng con, ta cũng cảm nhận được nỗi khốn cùng của chị khi phải đưa ra lựa chọn khó khăn này. Đồng thời qua đó, ở chị Dậu Tắt đèn cũng toát lên được những phẩm hạnh vô cùng cao quý của người phụ nữ Việt Nam. 

     Vẻ đẹp của chị còn được thể hiện rõ nét qua sự hi sinh cho chồng, con và gia đình. Chồng bị trói đánh đến thân tàn ma dại vì không có tiền nộp sưu, cảnh nhà lại túng quẫn, khi ấy một mình chị Dậu phải đứng lên đảm nhận vai trò trụ cột trong gia đình khốn khổ. Thân là phụ nữ vậy mà phải chạy vạy khắp nơi, hết bán cho rồi lại dứt ruột bán con để cứu chồng thoát khỏi vòng lao lý. Bao nhiêu mồ hôi, công sức tất cả ngược xuôi và cả nước mắt, vậy nhưng đổi lại chị mang được chồng minh về lại chỉ như môt cái xác không hồn. 

Xem thêm:

Ý nghĩa nhan đề tức nước vỡ bờ

Tóm tắt văn bản tức nước vỡ bờ

     Ta thấy được sự đau đớn của người chồng, nỗi khổ của người con, thể nhưng trên tất cả vẫn chẳng thấm gì so với cõi lòng chị. Dù khổ cực, đau đớn hay xót xa, chị Dậu chẳng kêu than lấy một lời, chỉ dám rơi những giọt nước mắt lặng lẽ. Bởi chị biết rằng khi ấy nếu không như vậy sẽ chẳng giải quyết nổi việc gì, chỉ đánh gác lại sự sợ hãi của bản thân và vượt qua tất cả. một người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ những đức tính đẹp đẽ, nhân hậu, đức hạnh và giàu tình yêu.

     Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu Tắt đèn phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. 

     Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

     Không vì là phụ nữ mà ở chị thiếu đi sự cứng cỏi cần thiết. Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Vừa đủ lý lại đủ tình, thế nhưng cũng chẳng ngăn nổi hành động ác ôn của chúng. 

Xem thêm:

Thuyết minh tác phẩm tức nước vỡ bờ

Đóng vai chị Dậu kể lại tức nước vỡ bờ

     Cuối cùng cũng như cái tên đoạn trích, chị “Tức nước vỡ bờ” túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Một tên nghiện lẻo khẻo làm sau có thể so sánh được với sức khỏe của một người đàn bà lực điền, hắn bị chị làm ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên người nhà lý trưởng cũng không thoát khỏi bàn tay chị khi bị túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm.

     Trong nhân vât chị Dậu Tắt đèn có sự chuyển biến rất mạnh mẽ về cả tâm lý và hành động ở tình cảnh này. Vón chỉ là một người phụ nữ nông thôn thiện lương lại nghèo đói, chỉ luôn chỉ biết sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, vậy mà trong tích tắc lại dám đứng lên chống lại uy quyền. Khi nỗi căm phẫn dâng lên đến đỉnh điểm thì nỗi sợ hãi cố hữu đến vô lý bỗng chốc tiêu tan hết, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

     Ở đâu có áp bứt thì ở đó ắt sẽ có đấu tranh, đây vốn là quy luật tất yếu của nhân loại. Thế nhưng chỉ bằng sự phản kháng mang tính bột phát không có tổ chức, không mang tính tập thể thì làm sau một mình chị có thể chống lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Ấy vậy mới có cảnh ở đoạn kết của chuyện khi chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

Xem thêm:

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu

Kết bài cảm nhận chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Phần cảm nhận về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

 

shoppe