Đăng ký

Thuyết minh về tác phẩm Tức nước vỡ bờ chi tiết- văn mẫu hay lớp 8

3,907 từ Thuyết minh

Bài văn mẫu thuyết minh về tác phẩm Tức nước vỡ bờ

     Cùng CungHocVui tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về tác phẩm Tức nước vỡ bờ- tản văn nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố đã lột tả về cuộc đời khổ sở của người dân và xã hội đen tối lúc bấy giờ.

Thuyết minh về đoạn trích tức nước vỡ bờ- CungHocVui
Thuyết minh đoạn trích tức nước vỡ bờ

Mở bài về đoạn trích tức nước vỡ bờ

   Ngô Tất Tố là nhà văn tài năng trong xã hội cũ thời bấy giờ. Một xã hội mua quan bán chức và xe thường những người dân nghèo. Do đó, từng câu từng chữ trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã lột tả hết sự gian manh của bọn quan lại trong thời thế nhiễu nhương của xã hội. Nổi bật trong đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với câu chuyện về chị Dậu đã để lại ấn tượng mạnh xen lẫn sự phẫn uất trong lòng độc giả.

Xem thêm:

Ý nghĩa nhan đề tức nước vỡ bờ

Tóm tắt văn bản tức nước vỡ bờ

Thân bài thuyết minh về tác phẩm tức nước vỡ bờ

Bi kịch của nhà chị Dậu

   Mở đầu đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chính là hình ảnh anh Dậu- chồng chị Dậu được người của bọn chức sắc đem “cái xác” của anh tù ngoài đình về nhà, do thiếu sưu thuế lâu ngày mà vẫn chưa trả đủ. Rồi chị Dậu cùng hàng xóm cứu anh Dậu tỉnh lại.

   Nhà đã không còn gì để ăn nữa, nên chị Dậu đành phải đi vay mượn gạo về nấu cháo. Chị muốn anh Dậu khỏe hơn một tí, có thể ăn được cháo rồi mới tính đến chuyện trốn tránh. 

   Khung cảnh mở đầu đoạn trích đã lột tả cảnh nghèo túng của người dân lúc bấy giờ. Vợ chồng chị Dậu khổ sở đến mức không có gì để ăn, chứ đừng nói đến việc đóng thuế, vì vậy bọn quan lại mới vịn vào cớ đó mà hành hạ, đánh đập anh Dậu thừa sống thiếu chết, bởi bọn họ vốn xem trọng tiền của hơn tính mạng con người.

   Sau đó, bọn cường hào ác bá vẫn không buông tha cho nhà chị Dậu, mấy tên cai lệ “ sầm sập tiến vào với những roi mây, tay thước và dây thừng”. Chúng không những hùng hổ, ra vẻ thị uy, chuẩn bị vật anh Dậu dậy, định bắt trói và tra tấn anh thêm lần nữa, chúng nhất định bắt anh “ói” tiền sưu thuế ra, nếu không thì anh Dậu chỉ còn là cái xác.

Thuyết minh về đoạn trích tức nước vỡ bờ- CungHocVui
Thuyết minh về tác phẩm tức nước vỡ bờ

   Tác giả đã miêu tả chân thật và tinh tế khung cảnh ác độc và tàn nhẫn của bọn cường hào đối với những người dân thường khốn khổ. Đầu tiên, bọn chúng muốn hù dọa vợ chồng anh Dậu nên “gõ đầu roi xuống đất”, kèm theo đó là tiếng thét “Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sóng đấy à? Nộp tiền sưu ! Mau.”. 

   Cứ như thế bọn cai lệ ung dung “trợn ngược hai mắt”, “quát”, rồi “giọng vẫn hầm hè” đe dọa. Dã man hơn, hắn còn sai người lý trưởng lao đến trói anh Dậu, nhưng anh ta sợ hành hạ người đang bị ốm nên không dám ra tay thì “ Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. Thấy vậy, chị Dậu sợ chồng không chịu nổi trận đòn thứ hai nên vội van xin tên cai lệ. Ấy vậy mà hắn đánh luôn cả chị, rồi cứ thế tiến đến mà hành hung anh Dậu. 

   Từ những dòng văn Ngô Tất Tố miêu tả sự hung hăng của tên cai lệ, ta mới thấy được rằng sở dĩ hắn có quyền hành và ung dung đánh đập, chà đạp người khác như vậy là nhờ có sự chống lưng của bọn quan quyền phía sau. Vì thế hẳn thẳng tay tra tấn, quát tháo, thậm chí là đánh chết những người dân vô tội mà không cảm thấy thương xót cho họ dù chỉ một chút.

   Thực chất, những tên cai lệ, hay người nhà lí trưởng đều là những kẻ tay sai ở nông thôn. Hán ta không có ý thức hay chức quyền gì, và cũng là một trong số những dân nghèo. Nhưng vì ham mê quyền lực mà theo làm tay sai cho bọn thống trị. Kể từ đó, hắn cũng trở nên hách dịch, tàn ác, nghĩ mình có chức có quyền mà quên đi những con người vốn cùng chung hoàn cảnh với mình. 

Xem thêm:

Tóm tắt tác phẩm tắt đèn- Ngô Tất Tố

Giá trị nhân đạo trong tức nước vỡ bờ

   Thậm chí “khi anh Dậu lăn đùng ra đó, không nói được câu gì”, hắn đã không động lòng thương xót, lại còn lên giọng mỉa mai, xem thường.

   Hình ảnh tên cai lệ được tác giả miêu tả rõ nét tính cách ngu dốt, ham mê danh lợi mà trở thành con người xấu xa, xem thường tính mạng của đồng bào, quên đi nguồn cội, chạy theo bọn thống trị một cách vô tội vạ mà không hề biết chính mình cũng đang là người bị bọn chúng lợi dụng. Xét về phía gia đình chị Dậu, mặc dù rối ren trăm bề, nhưng điều quan trọng nhất lúc này chính là làm sao cho anh Dậu nghỉ ngơi, hồi sức để ăn được ít cháo cho đỡ xót ruột. Vì anh Dậu đã “nhịn suốt từ sáng hôm qua”.

Chuyển biến tâm lí của chị Dậu

   Cũng từ lúc này, tác giả đã đẩy tình huống truyện lên cao trào khi tên cai lệ quyết lao vào hành hạ, bắt anh Dậu phải đóng thuế, anh sống chết mặc kệ, ăn uống được hay không hắn cũng không cần thương xót, chỉ có chị Dậu là xót xa, cuống quýt cầu xin, nhưng thực tế trong lòng chị sắp không nhịn nổi sự độc ác của hắn nữa.

   Chị Dậu cố nhịn, chị “run run”, đồng thời chị vẫn “cố thiết tha trình bày hoàn cảnh”. Nhưng tên cai lệ nào có cần thấu hiểu cho hoàn cảnh của chị, bởi hắn làm gì có tình người, cũng làm gì biết rũ lòng thương hại cho ai, nếu không đòi được tiền sưu thuế, hắn có thể sẽ đánh chết anh Dậu ngay bây giờ. 

Thuyết minh về đoạn trích tức nước vỡ bờ- CungHocVui
Hình ảnh chị Dậu bán chó và con

   Cách xưng hô đầy phẫn uất và hạ mình của chị Dậu khi chị nhận mình là “cháu” và xứng với tên cai lệ là “ông” đã cho thấy bước đường cùng của những con người nghèo khổ nhưng bị áp bức bóc lột mà không có tiếng nói, cũng không có khả năng phản kháng lại bọn cường hào ác bá. Chị Dậu biết bản thân mình phải “chịu nhục” như thế vì mạng sống của anh Dậu- trụ cột chính của gia đình và là chồng của chị. Chị thà hạ mình chứ không muốn anh Dậu chết đi. 

   Chính chi tiết này đã cho thấy sự so sánh mà tác giả muốn ám chỉ trong đoạn trích. Tuy nghèo khó, nhưng đối với chị Dậu tình thân gia đình, tình người là trên hết, chị sẵn sàng chịu lép vế, nhục nhã để đổi lấy mạng sống cho anh Dậu. 

   Trái ngược lại, tên người nhà lí trưởng cũng xuất thân từ người nghèo, nhưng hắn lại ngu si ham mê những điều viển vông, không ngần ngại quên đi tình đồng bào mà làm tay sai cho bọn ác độc, xem thường tính mạng, bỏ rơi luân thường đạo lý, làm đầy rẫy những chuyện tàn ác.

   Thế nhưng “con giun xéo mãi cũng quằn”, cuối cùng chị Dậu cũng quá sức chịu đừng nên đành phản kháng và vùng lên đánh lại tên cai lệ. Ngô Tất Tố đã lột tả rất chân thật và đậm nét nghĩa khí khi tâm trạng của chị Dậu dần chuyển biến từ sợ sệt, run run, van xin tha thiết, xưng hô “ông, cháu”, đến gương mặt của đanh lại, chị quay sang xưng hô “tôi” với “ông” ý ngang hàng, đang muốn cho tên cai lệ cơ hội rút roi lại trước khi chị vùng lên chống lại hắn.

   Tên cai lệ lúc này thấy chị có cử chỉ chống đối nên hắn càng “được nước làm tới”, hắn định xông đến đánh luôn cả chị rồi bắt trói đến anh Dậu. Lúc này, chị không thể nhân nhượng với hắn nữa chị đổi sang cách xưng hô “mày” và “bà”, cho thấy sự phẫn nộ tột cùng của chị Dậu.

   Chị không còn thái độ “run run” như ban nảy, thay vào đó là giọng điệu đanh thép, dữ dằn “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Sau đó, chính là kết cục hai tên cai lệ bị chị Dậu “xô ngã chỏng quèo” và “ngã nhào ra thềm”. 

   Đó chính là sức mạnh “kì diệu” của người phụ nữ một khi đã quá sức chịu đựng. Chị Dậu đã phải bán chó, bán cả cái Tý, thậm chí phải chịu nhục nhã chứng kiến cảnh con ăn cơm thừa của chó. Rồi chị phải bỏ công sức cấy ruộng không công cho nhà Nghị Quế để “đóng triện”, bù tiền thuế. Vậy mà bọn chúng vẫn không hiểu cho gia cảnh của chị, cứ nhất quyết phải bắt và hành hạ cả nhà chị.

Thuyết minh về đoạn trích tức nước vỡ bờ- CungHocVui
Thuyết minh tức nước vỡ bờ

   Cũng chính giai đoạn này đã cho thấy được những chuyển biến rất ngoạn mục trong tâm trạng của chị Dậu. Đây cũng chính là phân đoạn đắt giá nhất trong đoạn trích, thể hiện tâm thế “tức nước vỡ bờ” khi con người đã chịu phẫn uất đến tột cùng, không còn gì để mất. Đồng thời cũng mở ra tình huống khác bi kịch hơn, đến mức tác giả phải nhận xét ở cuối truyện “Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị …”.

   Thông qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ta có thể nhận thấy rằng tác giả cũng dành sự cảm thông và đồng tình với hành động và những chuyển biến tâm lý phức tạp, “tiến thoái lưỡng nan” của chị Dậu.

   Tác giả đã dùng từ “hắn” để thể hiện nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng trong đoạn trích, cho thấy Ngô Tất Tố cũng đang cảm thấy căm phẫn cho số phận bi thương của người dân nghèo bị bọn thực dân thống trị, và bọn tay sai bán nước cầu vinh, quên đi tình nghĩa đồng bào ruột thịt , mất đi nhân tính chỉ vì chút danh lợi phù phiếm, hão huyền.

   Qua đó, nhà văn Ngô Tất Tố đã miêu tả thực tế và phản ánh hoàn cảnh của xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Thời điểm nhiễu nhương, bọn thống trị đang tìm mọi cách đồng hóa và lợi dụng người dân triệt để, đồng thời dùng chức danh ảo để gây chia rẽ tình đồng bào, dễ dàng thống trị và xâm chiếm mà không mất nhiều công sức.

Kết bài

   Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố không những khiến ta thấy được hình ảnh thực tế đầy đau thương của Việt Nam những năm 1930-1945 qua ngòi bút chân thực và sâu sắc của ông. Đồng thời cũng khiến ta đồng cảm và cảm phục trước nhân vật chị Dậu- người phụ nữ chịu thương chịu khó, thương chồng thương con nên sẵn sàng chịu nhục trước bọn thống trị gian ác, nhưng cuối cùng cũng phải vùng lên để bảo vệ những điều quan trọng nhất của mình. 

   Hy vọng qua bài văn mẫu thuyết minh về tác phẩm Tức nước vỡ bờ, cunghocvui đã giúp bạn có thêm tư liệu bổ ích để học tập hiệu quả hơn môn Ngữ Văn 8.




 

shoppe