Đăng ký

Phân tích giá trị nhân đạo của văn bản Tức nước vỡ bờ chi tiết

1,885 từ Phân tích

Giá trị nhân đạo của văn bản Tức nước vỡ bờ

     Tức nước vỡ bờ là một đoạn trích thuộc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Chỉ với một đoạn trích ngắn, tác giả đã tái hiện cuộc sống khốn cùng của người nông dân trước giai cấp thống trị tàn bạo trong xã hội đương thời. Cùng tìm hiểu những giá trị nhân đạo của văn bản tức nước vỡ bờ để thấy tác phẩm không chỉ mang những giá trị hiện thực nhằm tố cáo bộ mặt tàn ác của bọn thực dân và tay sai vô lại, tác phẩm còn là sự cảm thương sâu sắc của Ngô Tất Tố dành cho những kiếp người lầm than.

Giá trị nhân đạo của văn bản Tức nước vỡ bờ chi tiết- CungHocVui

Giá trị nhân đạo của văn bản tức nước vỡ bờ

Tức nước vỡ bờ là giọt nước mắt cảm thương trước số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám

     “Tắt đèn” lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những vùng quê Bắc Bộ với những hình ảnh như in sâu vào tâm trí người đọc. Từ đó, nó tái hiện lại số phận bi thảm của người nông dân khi sống trong sự áp bức nặng nề của giai cấp thống trị đương thời. Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, ta sẽ dễ dàng cảm nhận sự khốn cùng của người dân khi phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” của tàn dư phong kiến cùng thực dân Pháp. 

     Thông qua nhân vật chị Dậu, tác giả đã bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc cho số phận người nông dân bất hạnh. Vì tiền nộp sưu, chị Dậu đã phải gắng hết sức làm lụng chạy ngược chạy xuôi, lại còn bán cả mọi của cải trong nhà.

     Ấy thế mà từ đâu ra một khoản sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Gia đình chị nghèo như thế, đào đâu ra tiền mà trả. Cũng vì không trả kịp khoản sưu mà chồng chị đã bị đánh đập dã man đến mức suýt chết. Đi đến đường cùng, chị phải bán cả đứa con của mình. Đó chính là số phận chung của người nông dân trước Cách mạng phải chịu.

Xem thêm:

Ý nghĩa nhan đề tức nước vỡ bờ

Tóm tắt văn bản tức nước vỡ bờ

Tố cáo đanh thép bộ mặt tàn ác, bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời

     Trong đoạn trích, phân cảnh chúng đến nhà bắt trói anh Dậu chính là lời tố cáo đanh thép nhất cho sự bất nhân bất nghĩa của chúng. Chúng mang thái độ hách dịch, vô văn hóa, cậy thế của kẻ mà chúng đang dưới trướng. Chúng đi bắt người mà mang cả dây thừng như bắt một loài súc vật.

Giá trị nhân đạo của văn bản Tức nước vỡ bờ chi tiết- CungHocVui

Đoạn trích tố cáo sự tàn ác của xác hội phong kiến

     Chúng đánh cả chị Dậu - một người phụ nữ yếu đuối, nhỏ mọn. Mặc cho anh Dậu đang ốm đau nặng nề, chúng vẫn quyết không tha chỉ vì mục đích “hoàn thành nhiệm vụ được giao” của mình.

     Chúng dường như chẳng còn là con người nữa. Và chúng chính là nhân vật tượng trưng cho xã hội với tầng lớp thống trị tàn bạo lúc bấy giờ. Chúng tàn ác, không có tình người, thậm chí không bằng một loại súc vật.

Ngợi ca tinh thần phản kháng, tinh thần vươn lên chống lại kẻ xấu

     Chị Dậu dẫu bị bọn tay sai thực dân làm khó đủ điều, nhưng với bản chất hiền lành, nhẫn nhịn của người nông dân, chị vẫn cố gắng nhịn và mềm mỏng với chúng. Chỉ mong sao nếu chúng có một chút lòng người, chúng sẽ vì hoàn cảnh đáng thương của chị mà bỏ qua. Kể cả chúng có đánh đập chị, chị vẫn chịu đựng và tha thiết khẩn cầu.

     Nhưng khi nhận thấy chúng thực ra chẳng có chút tình người nào, thậm chí chúng còn định làm hại người chồng đang ốm nặng. Chị Dậu đã chẳng thể nhịn được nữa. Theo mức độ tàn nhẫn của chúng, sự phản kháng của chị ngày càng bộc lộ của lời nói và hành động. Để rồi, chị đã vùng lên khi không thể chịu đựng được nữa.

     Phân cảnh chị Dậu liều mạng quyết liệt đánh ngã hai tay sai vô lại chính là sự phản kháng mãnh liệt của chị trước kẻ xấu. Qua chi tiết đó, tác giả chính là đang ca ngợi tinh thần phản kháng, đấu tranh trước cái xấu của người nông dân. Dù họ bản tính hiền lành bao nhiêu, nhưng “tức nước” thì sẽ có ngày “vỡ bờ”, chịu áp bức đủ sẽ có lúc họ vùng lên đấu tranh để giành lại quyền cho chính mình. Đó chính là kết quả tất yếu, và cách mạng được tạo nên cũng vì điều đó.

Xem thêm:

Tóm tắt tác phẩm tắt đèn- Ngô Tất Tố

     “Tức nước vỡ bờ” là một trong những phân đoạn hay nhất, giàu giá trị nhân văn nhất của “Tắt đèn”. Trong “Tức nước vỡ bờ”, ta như cảm nhận được sự xót thương của tác giả đối với cảnh đời đau thương của người nông dân. Đồng thời, đó cũng chính là bằng chứng tố cáo bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Nhưng sau tất cả, rồi người nông dân cũng sẽ vùng lên đấu tranh, phản kháng giành lại quyền lợi của chính mình.

     Đó là giá trị nhân đạo của văn bản Tức nước vỡ bờ mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên đọc thêm các bài văn mẫu khác tại đây!

shoppe