Đăng ký

CẢM NHẬN 8 CÂU THƠ GIỮA BÀI CẢNH NGÀY XUÂN- VĂN MẪU HAY LỚP 9

2,428 từ Cảm nhận

BÀI VĂN MẪU CẢM NHẬN 8 CÂU THƠ GIỮA BÀI CẢNH NGÀY XUÂN

     Cùng CungHocVui tham khảo bài văn mẫu cảm nhận 8 câu thơ giữa bài cảnh ngày xuân trong tác phẩm truyện Kiều dưới đây để thấy thiên nhiên tươi đẹp ra sao và tâm trạng Thúy Kiều trước khi bước vào hàng tấn bi kịch.

Bức tranh xuân tươi đẹp

Mở bài cảm nhận 8 câu thơ giữa bài cảnh ngày xuân

     Truyện Kiều của Nguyễn Du miêu tả 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều. Những dòng thơ là cả máu và nước mắt của nhân vật Thúy Kiều thấm đẫm trong từng trang giấy. 15 năm lưu lạc chỉ là những ngày đau khổ, tủi nhục của Thúy Kiều. Đó là khoảng thời gian “ tối tăm”, như muốn vò nát của cuộc đời Kiều.Thế nhưng không phải cuộc đời Kiều chỉ có bi kịch. Trước đó Kiều đã từng có những trang tươi sáng. “ Trướng rủ, màn che”, đã cùng dập dìu ngày xuân đầy hồ hởi. Kiều đã có những ngày tháng hạnh phúc, êm đềm bên gia đình, người thân. Cảm nhận 8 câu thơ giữa bài cảnh ngày xuân để thấy rõ nét tài hoa của Nguyễn Du trong việc mượn cảnh, tả tình. Đồng thời cũng liên tưởng lại khoảng thời gian tươi đẹp trước đó của Thúy Kiều.

Xem thêm:

Cảm nhận 6 câu cuối cảnh ngày xuân

Phân tích cảnh ngày xuân hay nhất

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ giữa bài cảnh ngày xuân

     Trích đoạn “ Cảnh ngày xuân” nằm sau đoạn trích giới thiệu và miêu tả về chân dung của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Chỉ với 8 câu thơ giữa trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.Nguyễn Du đã miêu tả thành công vẻ đẹp ngày xuân cùng những nét đẹp trong văn hóa, lễ hội dân gian Việt Nam.

     Chỉ vài nét chấm phá, khung cảnh ngày xuân đã được vẽ ra với đầy nét chân thực và sinh động. Dường như Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc miêu tả cảnh ngày xuân. Người đọc dường như không biết được chính xác đâu là thơ, đâu là họa, bởi lẽ bức họa ngày xuân dường như đã được vẽ bằng các câu thơ.

     Khung cảnh ngày xuân diễn ra vào tiết tháng 3, khi mà đất trời đang sinh sôi, nảy lộc. “ Cỏ non xanh, cành lê trắng” là hai gam màu chủ đạo, vẽ nên bức tranh đầy cảnh sắc. Tại sao lại dùng màu xanh, màu trắng mà không phải là những gam màu khác.

Xem thêm:

Đóng vai Thúy Kiều kể lại cảnh ngày xuân

Dàn ý cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân

     Màu xanh là màu của lộc non, tượng trưng cho sự đâm chồi nảy lộc, thể hiện sự tươi mới của ngày xuân. Cành lê trắng thể hiện sự tinh khiết, thuần thiết. Khung cảnh ngày xuân dường như vô cũng đẹp, đầy hy vọng và sức sống mãnh liệt. Sự thanh khiết của mùa xuân mang đến tâm trạng tươi vui cho mọi người.

     Màu sắc trong hai câu thơ trên mang lại sự hài hòa đến tuyệt diệu. Không gian và cảnh sắc ngày xuân chỉ cần hai màu xanh và trắng không thôi đã làm ngày xuân trở nên thanh khiết. Tính từ “trắng” kết hợp với động từ “ điểm” đã làm sống động cả câu thơ. Phải yêu thiên nhiên lắm, Nguyễn Du mới có thể cảm nhận tinh tế và viết ra câu thơ tuyệt vời như vậy.

8 câu thơ giữa bài thơ cảnh ngày xuân tập trung miêu tả khung cảnh lễ hội.

                            Thanh minh trong tiết tháng ba

                        Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

     Lễ tảo mộ là việc làm hướng tới đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt bao đời nay. Vào những dịp này, sẽ tiến hành thăm viếng, dọn dẹp, thắp nhang tưởng nhớ người đã khuất. Nguyễn Du đã khéo léo giới thiệu nét văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt vào câu thơ. Chỉ vài nét phác thảo mà nhà thơ đã làm sống lại nét đẹp văn hóa của Phương Đông.

     Sau phần lễ, sẽ đến phần hội. Đây là thời điểm được nhiều người mong chờ. Trai tài, gái sắc thông qua hội đạp thanh sẽ gặp gỡ, giao duyên với nhau. Lúc này không khí mùa xuân đã thực sự trở nên sôi nổi hơn. 

Khung cảnh lễ hội trong 8 câu thơ giữa đoạn tích cảnh ngày xuân- CungHocVui

Khung cảnh lễ hội trong 8 câu thơ giữa đoạn tích cảnh ngày xuân

     Không khí nhộn nhịp của ngày xuân được Nguyễn Du miêu tả như sau:

                          Gần xa nô nức yến anh

                        Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

                          Dập dìu tài tử giai nhân

                        Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

     Nguyễn Du đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách tài tình và chân thực. Những từ ghép được kết hợp với nhau giàu hình ảnh và âm thanh, đem lại nhiều không khí cho ngày xuân. Không khí xuân náo nhiệt, đầy tươi vui, đầy tâm trạng háo hức cho mọi người.

Xem thêm:

Bài cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân hay nhất

Dàn ý cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân

Bài cảm nhận đoạn trích cảnh ngày xuân hay nhất

     Nguyễn Du đã miêu tả khung cảnh lễ hội qua đôi mắt của hai thiếu nữ đang đến tuổi “ cập kê”. Hình ảnh ẩn dụ “ nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người gần xa nô nức kéo đến tham dự lễ hội. Cảnh đi chơi lúc này nhộn nhịp như chim yến, chim oanh ríu rít, xôn xao, nhưng cũng rất tình tứ. 

     “Dập dìu”, “ ngựa xe như nước” miêu tả từng đoàn người tìm đến lễ hội càng lúc càng đông vui. Dường như con người và cảnh vật lúc này đã hòa vào làm một, làm nên khung cảnh ngày xuân.

     Tuy khung cảnh ngày xuân đang sôi nổi, ồn ào, đầy sắc xuân là thế. Nhưng bên cạnh đó vẫn là:

                          Ngổn ngang gò đống kéo lên

                        Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

     Đi bên cạnh sự ồn ào, náo nhiệt của khung cảnh ngày xuân là thế. Nhưng vẫn còn hiện hữu đâu đó nét buồn phảng phất. “ Tro vàn, giấy bay” gợi lên chút u buồn, trống trải.

     Nếu hội đạp thanh hiện lên với các nét tươi vui, nhộn nhịp thì lễ tảo mộ lại thoáng chút buồn. Nhưng đâu đó vẫn là sự nhắc nhở mà Nguyễn Du muốn gửi đến thế hệ sau. Uống nước nhớ nguồn, đó là đạo lý gốc rễ muôn đời của người Việt.

     Trong cái khung cảnh xuân đầy vui tươi, ồn ào đấy hành động “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay” lại đi bên cạnh lễ hội. Điều này đã làm sống lại nét văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Đây không phải là hình ảnh trọng tâm, mục đích của tác giả là khéo léo lồng vào hoàn cảnh, để nhắc nhở cho con cháu đời sau ghi nhớ.

     Chỉ với 8 câu thơ giữa đoạn trích cảnh ngày Xuân, Nguyễn Du đã làm sống lại khung cảnh ngày xuân lúc bấy giờ. Cảnh ngày xuân đã hiện lên đầy đủ màu sắc, âm thanh và cả nét thi vị. 

     Những từ láy xuất hiện trong 8 câu thơ tạo nên nhịp điệu hài hòa, nhưng vẫn có những điểm nhấn nhất định. Cảm nhận 8 câu thơ giữa bài cảnh ngày xuân không phải là đoạn trích đắt giá hay cao trào của bài thơ.

     8 câu thơ chỉ là giai điệu tươi vui, kể về những ngày tháng hạnh phúc của Thúy Kiều khi đi chơi xuân. Bởi lẽ sau đó sẽ là đoạn đường đầy khổ đau, tủi nhục, truân chuyên đang chờ đón nàng. Đồng thời đoạn trích còn khẳng định sự tài hoa của tác giả Nguyễn Du trong việc miêu tả cảnh ngày xuân.

Kết bài cảm nhận 8 câu giữa bài cảnh ngày xuân

     Cảnh vật và không gian đã dần đóng lại trong bước chân ra về của chị em Thúy Kiều bên dòng nước, nhịp cầu. Tâm trạng con người lúc này dường như rất bịn rịn. Chiều đã dần tắt nắng, sự ồn ào, náo nhiệt của lễ hội đã không còn nữa. Thay vào đó là sự yên tĩnh, âm u như gieo vào lòng người những dự cảm không lành. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm.Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật

     Qua đó cho thấy được tài năng miêu tả tâm trạng con người của Nguyễn Du. Nhớ đến Truyện Kiều, chúng ta sẽ không thể quên những vần thơ tươi sáng về khung cảnh lễ hội ngày xuân.