Trình bày vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và Kim Trọng
Đề bài
Đề bài: Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
Hướng dẫn giải
Trong kho tang văn học cổ Việt Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm kiệt xuất nhất. Tác phẩm không chỉ nổi tiếng vì cốt truyện hay, lời văn trau truốt, giá trị tố cáo đanh thép, giá trị nhân đạo cao cả, mà còn vì các nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng đẹp đẽ, sinh động. Đặc biệt là các nhân vật mà tác giả tâm đắc nhất như Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng.
Ngay phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân rất thành công. Đầu tiên tác giả giới thiệu chung về cả hai chị em:
Nói đến mai là nói đến sự mảnh dẻ, thanh tao, nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng, tinh sạch. Cả mai và tuyết đều rất đẹp. Tác giả đã vì vẻ đẹp thanh tao, trong trắng của hai chị em như là mai, là tuyết. Tiếp đó tác giả giới thiệu về vẻ đẹp của Thúy Vân:
Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nàng có một vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày cong hình cánh cung như mày ngọc. Lại nữa mái tóc nàng đen dài đến nỗi mây cũng phải chịu thua, làn da trắng mịn đến tuyết cũng phải nhường. Thật là một vẻ đẹp đoan trang phúc hậu ít ai có được. Nguyễn Du đã miêu tả bức chân dung nàng Thúy Vân có thế nói là tuyệt đẹp. Đọc đoạn này ta thấy rung động trước vẻ đẹp tuyệt vời của Thúy Vân và thêm thán phục thiên tài Nguyễn Du. Ông đã vận dụng biện pháp tu từ ước lệ của văn thơ cổ vừa đúng đắn vừa sáng tạo.
Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân đã khiến ta rung động đến vây, ông miêu tả Thúy Kiều thì ta còn bất ngờ hơn nữa. Bất ngờ đến kinh ngạc. Bắt đầu từ câu:
Nàng Vân đã tuyệt diệu như vậy rồi, nàng Kiều lại còn đẹp hơn nữa ư ? Có thể như vậy được không ? Ta hãy xem ngòi bút Nguyễn Du viết về nàng Kiều:
Đến đây, chắc hẳn ta sẽ hài lòng và vô cùng thán phục. Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều không dài, chỉ vài câu thôi, vậy mà ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ "tuyệt thế giai nhân". Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu, lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân, dung nhan đằm thắm đến hoa cũng phải ghen, dáng người xinh tươi mơn mởn đến mức khiến liễu cũng phải hờn. Khi đọc đoạn thơ này ta không chỉ thấy rung động thán phục mà còn có một cảm giác xốn xang, khó tả bởi nàng Kiều xinh đẹp quá. Thủ pháp ước lệ, nhân hóa là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác gỉa sử dụng xuất sắc, kết hợp với cách dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành", tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhần mà như thấy tận mắt nàng Kiều. Nàng quả là có một vẻ "sắc sảo mặn mà" ta có thể nói là "có một không hai" làm mê đắm lòng người. Đọc hết những câu trên ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp "đoan trang phúc hậu" của Thúy Vân trước vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" của Thúy Kiều. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy, dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm tôn nghiêm vẻ đẹp yêu kiều, quyền rũ của Thúy Kiều rất có hiệu quả.
Sắc đã như vậy, còn tài của nàng Kiều thì sao ? Ta sẽ không cảm nhận được hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều nếu như ta không biết đến tài của nàng, mặc dù Nguyễn Du đã nói "Sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Về sắc thì chắc chắn là chỉ có mình nàng đẹp như vậy, về tài thì họa chằng có người thứ hai sánh kịp:
Nàng có tài thơ, tài họa, tài đàn. Tài nào cũng xuất sắc, cũng thành "nghề" cả. Riêng tài đàn, nàng còn sáng tác cả một bản nhạc mang tiêu đề "Bạc mệnh" rất cuốn hút lòng người.
Với hai nhân vật Thiếu Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp tu từ phổ biến trong thơ cổ như ước lệ, ẩn dụ, nhân hóa, dùng điển cố. Qua đó ta thấy được vẻ đẹp "đoan trang phúc hậu" của Thúy Vân và vẻ đẹp "Sắc sảo mặn mà" của Thúy Kiều. Hai bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân mà Nguyễn Du khắc họa phải nói là rất thành công. Đặc biệt là Thúy Kiều, nhà thơ đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực và tài năng để sáng tạo nên nàng, bởi nàng là nhân vật chính của Truyện Kiều, nàng là nhân vật mà Nguyễn Du gửi gắm nhiều tâm sự của mình.
Nhân vật thứ ba mà ta nói đến đây là nhân vật Kim Trọng. Kim Trọng xuất hiện trong Truyện Kiều với mối tình đầu tiên của Thúy Kiều, cô gái họ Vương đa tình, đa cảm. Nhân vật Kim Trọng cũng là nhân vật được Nguyễn Du ưu ái. Bức chân dung nhà thơ miêu tả Kim Trọng có những nét đặc sắc và độc đáo riêng. Qua hình ảnh Kim Trọng, ta thấy có những nét vừa quen thuộc, vừa mới lạ.
Kim Trọng gặp chị em Thúy Kiều bên mộ Đạm Tiên, khi ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan đi tảo mộ nhân ngày Tết Thanh minh. Phong cảnh bên mộ Đạm Tiên quả là tuyệt đẹp:
Lúc đó chàng Kim xuất hiện thật bất ngờ:
Tiếng nhạc vàng lanh lảnh như xua đi âm khí nặng nề bên nấm mồ vô chủ làm không khí như bừng sáng hẳn lên. Chàng Kim Trọng hiện ra trong dáng hình một thư sinh phong kiến.
Nói bức chân dung Kim Trọng có vẻ quen chính là ở chỗ này. Dưới thời phong kiến đã nói đến "thư sinh" thì phải có "tuấn mã", "tiểu đồng", phải "lưng túi gió trăng". Những nét quen đó không làm ta nhàm chán khiến ta thấy được phong thái hào hoa, trang nhã của Kim Trọng, điều đó càng thể hiện rõ hơn ở câu tiếp:
Với biện pháp hoán dụ, câu thơ đã khiến người đọc cảm nhận được vẻ khôi ngô, tuấn tú của chàng Kim qua vẻ đẹp của con người trắng và màu áo xanh. Không những thế, chàng Kim còn là một chàng trai rất lịch sự:
Hành động của chàng khác thói thường của các bậc nam nhi phong kiến nhưng đồng điệu với cô gái họ Vương đa tình, đa cảm. Vẻ đẹp của chàng làm bừng sáng cả một vùng:
Thật lạ, quả ta chưa thấy một trang nam nhi nào lạ đến thế. Lạ từ vẻ đẹp trang nhã, hào hoa đến thái độ hào hiệp, lịch sự. Đã như vậy, Chàng Kim lại có gia cảnh thật cao quý:
Đã đẹp đẽ, chàng Kim Trọng lại là con một gia đình thế phiệt trong vùng, bản thân chàng cũng theo đòi nghiệp văn chương, bản tính chàng thông minh vốn sẵn. Đó chắc chắn là một mẫu người lý tưởng của các trang nam nhi phong kiến, chàng lọt mắt xanh và chiếm vị trí mối tình đầu của Thúy Kiều là điều hợp lý.
Tác giả Nguyễn Du đã dành cho Kim Trọng tình cảm ưu ái nhất cũng như ông đã dành cho Thúy kiều. Họ là cặp nhân vật "xứng đôi vừa lứa" mà ông gửi gắm nhiều tình cảm.
Khác với Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du đã dành sẵn một phần để giới thiệu thì đối với Kim Trọng, ông lại giới thiệu chàng trong bối cảnh gặp gỡ với chị em Thúy Kiều. Đó là hoàn cảnh hợp lý khiến ta thấy chân dung Kim Trọng không chỉ khôi ngô tuấn tú mà còn là người phát ngôn của tình yêu muôn thuở. Đến với nhân vật Kim Trọng, cảm nhận được vẻ đẹp của chàng ta thêm khâm phục tài năng của Nguyễn Du với bút pháp tả người rất sắc sảo tài tình.
Như đã nói, Truyện Kiều thu hút người đọc một phần lớn là nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Quả vậy, nghệ thuật tả người của Nguyễn Du có thể gọi là bậc thầy trong nền văn học cổ Việt Nam. Tả hình dáng bên ngoài của nhân vật, ông luôn làm toát lên tính cách, tâm hồn bên trong của nhân vật.
Với Thúy Vân, ông đã thực hiện phép ước lệ miêu tả vẻ đẹp :
Tất cả từ ngữ, các hình ảnh được ông sử dụng trong các câu thơ trên đều tập trung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp "đoan trang thùy mị" của Thúy Vân. Ông cũng như dự báo số phận bình lặng êm ả của nàng qua từ "thua", từ "nhường". Mây và tuyết thua vẻ đẹp của Thúy Vân nhưng cả hai đều chịu "thua" chịu "nhường" một cách êm ả.
Với Thúy Kiều, tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ để miêu tả vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" của nàng. Những câu thơ miêu tả nàng có thể gọi là tuyệt bút:
Nhưng Nguyễn Du như đã dự báo số phận bấp bê chìm nổi của Kiều qua các hình ảnh hoa và liễu thua vẻ đẹp của nàng nhưng không chỉ chịu mà còn "ghen" còn "hờn" với khúc nhạc "Bạc mệnh" nàng sáng tác cũng như dự báo điều đó.
Với Kim Trọng, Nguyễn Du miêu tả chàng có một phong thái thanh cao, trang nhã, tuấn tú, lịch sự, hào hoa. Ông cũng dành cho chàng những câu thơ tuyệt vời:
Khác Kim Trọng, Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả như một anh hùng cái thế. Từ vẻ mặt, dáng người hùng dũng cao lớn:
Đến tài và chí hướng:
Còn với Mã Giãm Sinh, tá giả miêu tả bản chất bẩn thỉu của hắn qua cấc từ ngữ miêu tả rất đắt như "ngồi tót", "cò kè" với các câu thơ:
Nhân vật Tú Bà cũng đồng môn với Mã Giám Sinh thì lộ rõ vè mánh lời xảo quyệt, độc ác và tham lam qua nhiều câu thơ, điển hình như:
Nói tóm lại, Nguyễn Du có nghệ thuật tả người rất đặc sắc và tiêu điều. Mỗi nhân vật ông miêu tả dù tốt hay xáu, dù chính diện hay phản diện cũng đều biểu hiện được bản chất tâm hồn bên trong qua hình dáng bên ngoài. Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du rát đáng được chúng ta trân trọng và học tập.
Mời bạn tham khảo các bài soạn văn và phân tích khác:
Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (đầy đủ và ngắn nhất)
Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều
Trình bày vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và Kim Trọng
Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều
Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều (Bài 2)
Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều
Phân tích đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều"
Cảm nhận của em về bức tranh "Cảnh ngày xuân"
Phân tích đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Phân tích 8 câu cuối trong đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Phân tích "Mã Giám Sinh mua Kiều"
Phân tích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Phân tích đoạn thơ "Mã Giám Sinh mua Kiều"
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh
Phân tích đoạn thơ "Thúy Kiều báo ân báo oán"
Phân tích cái hay của điệp ngữ "Buồn trông"
Phân tích tinh thần nhân đạo trong "Truyện Kiều"
Bình luận câu thơ "Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Phân tích cảnh chia tay trong hội Đạp Thanh
Phân tích bài thơ "Những điều trông thấy" (Sở kiến hành) của Nguyễn Du
Tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều
Bình luận câu thơ "Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại
Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.