Đăng ký

Dàn ý cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều chi tiết

1,330 từ Cảm nhận Dàn ý

Dàn ý cảm nhận 4 câu đầu đầu bài Cảnh ngày xuân

     Kho tàng văn học Việt Nam chứa đựng biết bao tinh hoa của nhân loại, có những áng văn đã trở thành biểu tượng của dân tộc. Trong đó không thể không nhắc đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.  “Cảnh ngày xuân” là đoạn trích tả cảnh khung cảnh thiên nhiên và con người đầy đẹp đẽ. Mời bạn đọc tham khảo dàn ý cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân để thấy cái tài của tác giả trong việc sử dụng nghệ thuật miêu tả.

Dàn ý cảm nhận bài cảnh ngày xuân- CungHocVui

               Cảm nhận 4 câu đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân

Mở bài 

Giới thiệu sơ qua về Tác giả

-     Nguyễn Du (1766 – 1820) tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Ông là một trong số những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, là một đại thi hào của dân tộc.

-    Ông xuất thân từ gia đình quý tộc có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh.

-    Nguyễn Du là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê Mạt, Nguyễn Sơ. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm được viết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán.

Xem thêm:

Cảm nhận 6 câu cuối cảnh ngày xuân

Phân tích cảnh ngày xuân hay nhất

Giới thiệu về tác phẩm

-    Truyện Kiều là truyện thơ nổi tiếng nhất và được xét vào hàng kinh điển của văn học Việt Nam. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bác gồm 3254 câu.

-    Câu truyện được viết dựa trên tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – Một thi sĩ dưới thời nhà Minh, Trung Quốc.

-     Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được viết sau cảnh tả tài sắc của chị em Thúy Kiều. 

-    Đoạn trích là bức tranh thiên nhiên đẹp với khung cảnh lễ hội nhộn nhịp, tưng bừng.

 Thân bài dàn ý cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân

Dàn ý cảm nhận bài cảnh ngày xuân- CungHocVui

Cảm nhận bài cảnh ngày xuân 4 câu đầu

-    Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn nhựa sống và không khí lễ hội rộn ràng với đủ các thanh âm gần xa.

-    Cảnh ngày xuân được đặc tả theo trình tự không gian và thời gian.

    + Không gian ngày xuân khoáng đạt, trong trẻo và tràn trề nhựa sống.

    + Không gian trên cao.

    + Chim én bay lượn trên nền trời xuân.

-    Không gian trên mặt đất.

    + Cỏ non xanh tận chân trời: Cảm giác bao trùm, bất tận, không nhìn thấy điểm cuối. Cả bức tranh được mùa xuân được phủ lên một màu xanh tràn đầy sức sống.

    + Cành lê trắng: Sự tinh khôi, tinh khiết.

    + Thời gian: Tiết thanh minh vào tháng Ba.

    + “Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi”: Đã qua sáu mươi ngày, ý chỉ đã vào tháng Ba.

-    Câu thơ thiên về tả cảnh, cảnh tĩnh.

-    Bốn câu thơ tả cảnh ngày xuân là sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh và màu sắc tạo nên bức tranh ngày xuân đầy sống động.

=>  Bút pháp miêu tả, gợi hình, gợi cảm.

Xem thêm:

Đóng vai Thúy Kiều kể lại cảnh ngày xuân

Kết bài

-    Bức tranh miêu tả thiên nhiên mùa xuân, trong trẻo, hài hòa, thanh khiết.

-    Sự sáng tạo trong cách dùng hình ảnh, màu sắc và cách dùng từ của Nguyễn Du.

-    Xứng đáng với danh hiệu là một đại thi hào của dân tộc.

     Trên đây là dàn ý cảm nhận 4 câu đầu cảnh ngày xuân chi tiết, đầy đủ ý. Hy vọng với dàn ý trên sẽ giúp bạn triển khai bài viết tốt nhất. 

shoppe