Đăng ký

Cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân hay, chi tiết- ngữ văn lớp 9

3,150 từ Cảm nhận

 Cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân

    Mùa xuân bao giờ cũng là đề tài muôn thuở khiến bao thi nhân đua nhau chắp bút để ca ngợi vẻ đẹp, cái ngọt ngào mà nó mang lại. Từ hiện đại đến quá khứ, đã có biết bao cung bậc cảm xúc được gói gọn vào câu chữ để đặc tả mùa xuân. Là những chếnh choáng, say mèm với vẻ đẹp của mùa xuân, là những tiếng thở dài vào hư vô vì mùa xuân qua vội và hơn hết là những áng thơ đặc tả sức sống, cảnh vật tươi đẹp của đất của trời mùa xuân. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” từ tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng là một áng thơ như thế.

Cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân hay, chi tiết- CungHocVui

Cảm nhận 4 câu đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

Thân bài cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân

     Văn học Việt Nam là sự kết tinh tinh hoa trí tuệ của biết bao thế hệ, văn học đi dọc theo lịch sử dân tộc, mỗi một nhà văn đều góp vào kho tàng vô giá ấy những tác phẩm bất hữu. Hòa vào dòng chảy ấy, Nguyễn Du cũng để lại cho đời “Truyện Kiều” – Truyện thơ kinh điển của nền văn học Việt Nam.

     Bất kể thời gian bào mòn vạn vật nhưng giá trị mà “Truyện Kiều” mang lại cho dân tộc ta vẫn không hề sai khắc. Bài thơ được viết theo thể lục bát bằng chữ Nôm với 3254 câu. Dựa trên tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – Một thi sĩ dưới thời nhà Minh, Trung Quốc. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được viết sau đoạn “Chị em Thúy Kiều” là đoạn thơ tả tài sắc của Thúy Kiều và Thúy Vân. Đoạn trích là bức tranh thiên nhiên mùa xuân hòa với không khí lễ hội tạo nên sự rộn ràng trong từng câu chữ, điều đó thể hiện rõ nhất ở bốn câu thơ đầu. 

                              “Ngày xuân con én đưa thoi

                         Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi

                              Cỏ non xanh tận chân trời

                          Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

     Chỉ bằng vài con chữ đơn giản, Nguyễn Du đã mở ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang đậm hơi thở khoáng đãng, tự do. Bức tranh chính là sự tuyệt mỹ mà thiên nhiên mang đến cho con người. Biểu lộ qua sự hòa quyện một cách hài hòa giữa màu sắc, âm thanh và cả tâm tư của người khắc nên nó. Bức tranh rộn ràng được đan cài giữa cảnh vật và âm thanh sống động như đưa người đọc tự bao giờ đắm mình vào không gian được khắc nên bởi câu chữ.

Xem thêm:

Cảm nhận 6 câu cuối cảnh ngày xuân

Phân tích cảnh ngày xuân hay nhất

     Bầu trời cao xanh khoáng đạt với chim én – biểu tượng của mùa xuân đang chao nghiêng đôi cánh của mình. Chúng sải từng nhịp tự do, liệng đôi cánh trên không trung như một ông đồ già đang hăng say vung từng nét thư pháp trên trang giấy. Mùa xuân chắc hẳn là mùa đẹp nhất trong năm bởi khắp nơi vạn vật tự nhiên, đâu đâu cũng căng tràn sức sống, đâu đâu cũng một màu xanh tươi.

     “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” đây là câu mang ý nghĩa chỉ thời gian. Đã qua 60 ngày kể từ thời khắc giao mùa và ta có thể biết hiện đang vào tháng 3. Đây được coi là mùa tươi tốt nhất trong năm, hoa lá đua nhau đâm chồi nở rộ. Không khí mùa xuân đang tràn về khắp mọi ngõ ngách, đâu đâu cũng là thanh âm rộn rã của tiếng chim.

     Hình ảnh chim én chao lượn giữa bầu trời đã góp tạo nên cảnh xuân. Nhưng ở câu thơ sau một lần nữa nhà văn khẳng định bấy giờ là tháng Ba, là mùa xuân đang hiển hiện. Thời gian trôi qua nhanh như một cái chớp mắt, nhanh đến mức khiến con người không thể nhận ra. Vòng tuần hoàn xuân hạ thu đông cứ thế tiếp diễn, qua mùa đông lạnh lẽo lại đến mùa xuân ấm áp sưởi ấm nhân gian.

Cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân hay, chi tiết- CungHocVui

Cảm nhận 4 câu đầu đoạn trích cảnh ngày xuân

     Đó cũng là một sự tiếc nuối, bâng khuâng bởi dòng thời gian trôi chảy một cách vô tình. Nó khiến người ta cứ hoài đau đáu mùa xuân tươi đẹp và muốn nó tồn tại vĩnh hằng. Như cái cách Xuân Diệu từng tha thiết với mùa xuân:

                              “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

                              Xuân còn non nghĩa là xuân đã già”

     Câu thơ gợi tả của màu xuân của Nguyễn Du bất giác khiến người ta nhớ đến Nguyễn Trãi cũng đã từng say đắm với vẻ đẹp của mùa xuân đến tận cùng

                              “Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi

                              Ưa mày vì tiết sạch hơn người

                              Gác đông ắt đã từng làm khách

                              Há những Bô tiên kết bạn chơi”

     Mùa xuân bao giờ cũng là đề tài muôn thuở được các thi nhân chấp cao ngòi bút của mình để ca ngợi. Đối với mỗi người, mùa xuân mang một nét đẹp riêng, cảm nhận của mọi người về mùa xuân cũng hoàn toàn khác biệt. Là Nguyễn Trãi thích thú với khí trời sạch sẽ đã được tạo hóa gột rửa hết những lạnh giá mùa đông, là Xuân Diệu dùng cả đời đau đáu một mùa xuân vĩnh hằng và là Nguyễn Du vẽ nên một mùa xuân tràn ngập sinh khí. Sự xuất hiện của cỏ cây, của vạn vật, của đất trời khiến mùa xuân của Nguyễn Du trở nên đủ đầy, đẹp đến tuyệt mĩ.

                               “Cỏ non xanh tận chân trời

                          Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân hay, chi tiết- CungHocVui

Cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân

     Bức tranh mùa xuân như bức tranh thủy mặc, đẹp đẽ đến nao lòng người khi có sự điểm xuyến của màu sắc. Từng cành cây, ngọn cỏ trong bức tranh ấy đều hiện ra thật có hồn, không còn vô tri, chúng kiêu hãnh theo cách của riêng mình. Ngọn cỏ thấm đẫm sương đêm cứ thế nối nhau kéo dài đến bất tận. Một màu xanh mát của cỏ non trải dài đến tận chân trời khiến bức tranh thêm phần sinh khí, người đọc cũng như cảm nhận được sự thanh mát của màu xanh, sự mềm mại của ngọn cỏ chạm vào từng thớ thịt.

     Nguyễn Du đã thật tài tình khi pha một màu xanh mát vào bức tranh mùa xuân vốn đã tràn trề sức sống của mình góp thêm sinh khí cho bức tranh ấy. Một nét chấm phá trên nền xanh tươi mát ấy là những bông hoa lê trắng tinh khôi, đẹp đẽ. Lấy gam màu xanh làm nền, những bông hoa trắng xuất hiện vươn mình kiêu hãnh giữ bốn bề cỏ cây không hề nao núng. Tầm mắt của người đọc bấy giờ nhất loạt hướng về những đóa hoa nhỏ bé, vô tri nhưng không tầm thường ấy.

     Sự kết hợp hài hòa giữa những màu sắc cùng không khí mùa xuân đã khẳng định cái tài thơ văn, xứng đáng với danh xưng Đại thi hào dân tộc cũng như một lần nữa khẳng định vị trí đỉnh cao của Truyện Kiều trong nền văn học Việt Nam.  

Xem thêm:

Đóng vai Thúy Kiều kể lại cảnh ngày xuân

Dàn ý cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân

Kết bài cảm nhận 4 câu đầu bài cảnh ngày xuân

          Bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng lại là minh chứng cho một cây bút tài hoa, uyên bác của nền văn học Việt Nam. Từ cách sử dụng hình ảnh đến biệt tài chơi đùa với con chữ, Nguyễn Du đã chinh phục được thể loại lục bát khó nhằn, hóa nó trở thành một tác phẩm kinh điển mà đời đời biết đến. Sự sáng tạo trong cả nội dung lẫn hình thức khiến “Truyện Kiều” nói chung và “Cảnh ngày xuân” nói riêng luôn giữ một vị trí độc tôn trong lòng bao thế hệ Việt Nam.




 

shoppe