Đăng ký

Cảm nghĩ của em về Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1,990 từ

Những câu hát rộn ràng, mà vẫn đầy tha thiết được phổ từ bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhưng đến với thơ ca ông ta cũng không thể không nhắc đến tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” với chất ngàng tang, khí thế, vô cùng dũng cảm kiên cường của những người lình, họ là đại diện tiêu biểu cho người lính Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài thơ qua bài viết dưới đây

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I.    - Cuộc chiến tranh khốc liệt thời chống Mỹ của dân tộc đã qua đi. Nhưng để cảm nhận được phần nào hình ảnh con người và cuộc chiến tranh đó, chúng ta không thể quên “Bài thơ tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Đó là trang thơ được viết từ chiến trường, giữa những tháng năm sôi động nhất (1969) trên tuyến đường Bắc Nam - Trường Sơn trập trùng với muôn vàn khó khăn, thử thách.

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

II.    - Với bốn khổ thơ đầu, hình tượng thơ thể hiện ra khung cảnh đạn bom, cùng với chiếc xe và tâm hồn người lính:

Không có kính, không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ di rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Nhìn thấy con dường chạy thẳng vào trái tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo điếu thuốc
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuân, mưa xôi như ngoài trời 
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe vào trận, ra tuyên đầu vốn có những khung kính còn nguyên nhưng hình ảnh tả dòng thơ có sức gợi bùng nổ dây chuyền “bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi'' bỗng tái hiện lên cái dữ dội, tàn phá của chiến trường, cùa đạn bom rải thảm không ngừng, phóng đi từ những pháo đài bay giặc dữ. Cái “không có" chỉ rõ nguyên nhân, hằn sâu mất mát và câu thơ không dừng ở đó mà rõ ra cái giọng ngang tàng: “Ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng... ”, và rõ ra cả những cái nhìn từ khối óc, trái tim. Đó là chiều sâu tâm hồn người lính khôi từ chất giọng và đọng lại nơi hình ảnh thơ tương phản đầy cảm giác và ấn tượng: “Nhìn thủy gió xoa vào mắt đắng. Nhìn thấy con đường chạy thắng vào trái tim". Tất cả hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng: Trong cái không, cái thiếu vẫn điềm tĩnh, ung dung, vẫn nhận rõ thêm nỗi đắng, nỗi đau mà kẻ thù gieo rắc, đồng thời kiên định thêm duy nhất một con đường chiến đấu, thu về cho bằng được quê hương đặt vào giữa những trái tim sắt son vì đất nước. Trong ý nghĩa đó, hình ảnh tiếp nối của những dòng thơ đã mỏ rộng ra hiện thực ở ngày mai, ngày chiến thắng và thanh bình vẫy gọi:

“Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái. ”

Và hiện thực đó như đã đầy ắp trong tâm hồn người lính, như bay bổng một tình yêu. Và cũng chính tin yêu sẽ vượt qua những thử thách của những xe “không có kính" đã bật ra cái phong cách nghịch ngợm, bông phèng, đùa vui của người lính “không có kính, ừ thì có bụi"...nhưng "chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha... ”. Rồi cái lãng mạn của lính trẻ tiền phương, cái lạc quan của những người con vì đất nước cũng từ đó mà nhẹ tênh gian khổ “Không có kính, ừ thì ướt áo; Mưa tuôn, mưa xối,... Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa. Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Cái ngôn ngữ dí dỏm từ đời lính nguyện vẹn bước vào trang thơ đó thực sự đã là thơ vì đã khởi đi từ nơi phong cách sống bình dị tràn đầy sức trẻ tin yêu.

Hai khổ thơ giữa tiếp theo chọn một khúc quanh và thời điểm khác để mơ thêm nét hình của những xe không kính và mơ ra những nét đẹp mới của tâm hồn:


Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp hạn hè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vở rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 
Chung hát đũa nghĩa là gia đình đấy 
Võng mắc chông chênh dựng xe chạy 
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Các dòng thơ như vẽ lên những hình ảnh bất ngờ: Vượt qua tuyến lửa, bom rơi những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kì khôi, thú vị. Tiểu đội của những chiếc xe mà lại xe không còn kính. Nhưng đẹp thay là những đường nét từ những khung xe giữa một bối cảnh chiến trường chông chênh, trùng điệp “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới. Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Và ở đây xe không kính lại như trong suốt một tình yêu, để rồi âm hưởng nhàn nhã, dí dỏm “Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời, Võng mắc chông chênh” lại có dịp mở ra lối giải thích “gia đình" theo kiểu lính: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đó mở ra từ những hình ảnh chân thực đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Sức sống thơ cũng chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” để gợi đến biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường rộng mỏ những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng.

Khổ thơ cuối giờ đây như thanh thản mở ra thêm cái nhìn ung dung về phía trước trên dọc con đường chiến trận của đời trai:

“Không có kính, rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim ”.

III.    Từ những câu thơ, hình ảnh những xe không có kính vẫn gắn bó với người lính trên dọc đường gian khổ. Và cái “không” như càng tăng thêm trong bão lửa khốc liệt của bom thù: đèn không, mui không... cộng thêm bao mất mát. Nhưng hề gì “xe vẫn chạy” bởi hướng con đường vẫn là : “miền Nam phía trước” và hơn nữa bởi cái còn, không thể mất được, đã khẳng định kết thành chân lí lẫn niềm tin “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Hình ảnh câu thơ bỗng trở thành khung kính của tâm hồn, biểu trưng cho sức mạnh của những ngươi trai đi tới mà kẻ thù không làm sao phá vỡ được. Ý nghĩa đó khiến giọng thơ trở thành một tin yêu thanh thản vô cùng.
 

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!