Đăng ký

Soạn bài bài thơ về tiểu đội xe không kính

2,360 từ

    Với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc nhà thơ Phạm Tiến Duật đã làm nên thành công cho bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bài thơ đã khắc họa được những nét ngang tàng, dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe đồng thời qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mĩ. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài thơ qua bài viết Soạn bài bài thơ về tiểu đội xe không kính

Những đoàn xe không có kính nối đuôi nhau ra trận

Những đoàn xe không có kính nối đuôi nhau ra trận 

Soạn bài bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

  1.  Tác giả

             - Phạm Tiến Duật (1941-2007) nguyên quán huyện Thanh Ba, tình Phú Thọ

             - Ông từng tham gia quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn vì vậy thơ Phạm Tiến Duật thường thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính và các cô thành niên cung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Ông là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống mỹ cứu nước. 

             - Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông thường mang giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái "tinh nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc.

        2.   Tác phẩm

              - Bài thơ nằm trong tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giải. Tác phẩm đạt giải Nhất trong cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969.

II. Phân chia bố cục bài thơ

              - Phần 1 (hai khổ thơ đầu):Hình ảnh những người lính lái xe tiểu đội xe không kính ra trận với một tư thế hiên ngang, anh dũng 

              - Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần quả cảm, anh dũng, lạc quan của những người lính.

              - Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm đánh thắng giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do cho miền Nam, thống nhất đất nước

III. Tìm hiểu chi tiết bài thơ về tiểu đội xe không kính

    Câu 1: SGK

       - Bài thơ có nhan đề rất độc đáo "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Nó viết về những chiếc xe không có kính hơn nữa khi đọc người đọc có thể nhận ra đây là một bài thơ tuy nhiên trong tên nhan đề nahf thơ lại thêm hai chữ "bài thơ". Ngay từ nhan đề đã đề cập đến một đề tài gần gũi với cuộc sống đời thường của người lính trên đường ra trận

       - Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh những đoàn xe nối đuôi nhau ra trận và có chung đặc điểm là chúng đều không có kính. "Không có kính không phải vì xe không có kính.", những chiếc xe không có kính không phải kết cấu của nó là không lắp kính mà do "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Dường như nhà thơ đang giải thích một cách nghịch ngợm về sự hiện diện không trọn vẹn của chiếc xe. Không chỉ không có kính mà những chiếc xe còn "Không có kính, rồi xe không có đèn", "Không có mui xe, thùng xe có xước". Những chiếc xe này đâu chỉ không có kính mà nó còn trần trịu, trầy xước, móp mép, không đèn mà vẫn băng băng qua mọi nẻo đường Trường Sơn ra tiền tuyến, tham gia kháng chiến chống Mĩ hào hùng.

    Câu 2: SGK

        - Hình ảnh những người lính lái xe với tư thế ung dung ngồi trong buồng lái, lạc quan yêu đời bất chấp mọi khắc nghiệt thời tiết, mọi gian khổ, hiểm nguy vẫn vững vàng tay lái băng băng đi qua mọi nẻo đường nối đuôi nhau ra chiến trường. Mặc kệ " gió xoa vào mắt đắng”, mặc kệ “mưa tuân mưa xối” những người lính vẫn nhìn thấy "những con đường chạy thẳng vào tim", "thấy sao trời và đột ngột cánh chim". Một loạt hình ảnh hiện lên tạo một vẻ đẹp hiên ngang của những người lính lái xe: "Không có kính, ừ thì có bụi...Bụi phun tóc trắng như người già....Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc...Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha."

        - Trong gian khổ, khó khăn là thế nhưng nổi lên vẫn là tinh thần đoàn kết, tình đồng chí đồng đội thắm thiết, đồng cam cộng khổ: "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời", "Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"

        - Tinh thần chiến đấu, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước luôn hừng hực đầy khí thế trong mỗi người lính. Bỏ mặc những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, bỏ mặc những thiếu thốn về phương tiện chỉ cần ở trong những chiếc xe không có kính là "một trái tim" hướng về nhân dân, về tổ quốc thì ngày giải phóng nhất định sẽ đến: "Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước", "Chỉ cần trong xe có một trái tim"

   Câu 3: SGK

      - Giọng điệu vui vẻ, hóm hỉnh, có chút ngang tàng và cae chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những người lính lái xe mang lại sự vui tươi cho bài thơ

      - Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ miêu tả gần gũi, chân thực cuộc sống của những người lính

      - Bài thơ giống như một câu chuyện kể trong khó khăn mà vẫn khẳng định được trạng thái ung dung, tinh thần lạc quan của người lính

   Câu 4: SGK

     - Cảm xúc, suy nghĩ về thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Khâm phục những người lính hiên ngang, kiên cường, bất khuất, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, luôn hướng về phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời thể hiện sự yêu mến, trân trọng tinh thần sôi nôi, vui nhộn, tinh nghịch, lạc quan của những người lính trong chiến tranh.

    - So sánh hình ảnh người lính ở "bài thơ về tiểu đội xe không kính" và bài thơ "đồng chí".

        + Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đều có sự giống nhau ở tinh thần lạc quan, yêu đời, lấy những khó khăn làm nguồn vui, không quản ngại sự thiếu thốn, luôn vững niềm tin ý chí với cách mạng.

        + Đồng thời đều có một tình đồng chí, đồng đội đồng cam cộng khổ sâu sắc. 

>> Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngắn nhất    

Mong rằng bài viết soạn bài bài thơ về tiểu đội xe không kính của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để học tốt môn ngữ văn 9

shoppe