Đăng ký

Bình giảng bài thơ “Khi con tu hú" của Tố Hữu

1,036 từ

Bình bài thơ “Khi con tu hú" của Tố Hữu

Sáu câu đầu là cảnh sắc đồng quê trong những ngày hè. Không hề có một chữ "nhớ" nào nhưng tràn ngập vần thơ là một nỗi nhớ mênh mông, nhớ da diết, nhớ bồi hồi.

 Đoạn thơ đầy ắp tâm trạng: lòng khao khát tự do, tình thương nhớ quê hương. Cứ hai câu là một cảnh, gắn liền với một nỗi nhớ.
Cảnh thứ nhất là cánh đồng làng, vụ chiêm đương tới “Lúa chiêm đương tới trái cây ngọt dần". Tiếng chim tu hú tha thiết gọi bầy, như giục giã thời gian, như góp phần làm chuyển hóa sắc màu "đương chín", như biến đổi hương vị cây trái "ngọt dần". Câu thơ miêu tả bằng thính giác và cảm giác. Chữ "đương" và chữ "dần"rất tinh tế.

Cảnh thứ hai nói về vườn cây. Cũng có âm thanh tiếng ve, không phải là ve kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm trước, Nguyễn Trãi viết: "Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương" (Bảo kính cảnh giới -43). Sau này, trong bài "Việt Bắc" (10-1954), Tố Hữu lại viết: " ve kêu rừng phách đổ vàng". Sau âm thanh của tiếng ve ngày hè là màu vàng của bắp ngô, là màu "đào" của nắng; nắng chan hòa  "đầy sân". Câu thơ đẹp:
 
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".
 
Cảnh thứ ba là bầu trời xanh. Tiếng sáo diều như làm cho bầu trời quê hương "càng rộng càng cao". Hình ảnh con diều sáo "lộn nhào từng không" như một biểu tượng cho khát vọng tự do bay bổng. Cái hay của đoạn thơ là tả cảnh ngụ tình: màu sắc âm thanh của cảnh vật gợi tả nổi nhớ đồng quê, lòng khao khát tự do cháy bỏng.
 
Đoạn thứ hai gồm bốn câu lục bát. Câu thơ “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! với hai tiếng " đạp tan" đã cực tả niềm uất hận không nguôi. Uất hận vì bị thực dân ngược đãi, bị cướp mất tự do. Trong bài "Tâm tư trong tù" Tố Hữu cũng viết:

"Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng,
Chì là một giữa loài người đau khổ"
 
Hai câu cuối sục sôi căm giận như muốn phá tung chốn ngục tù ngột ngạt, chật chội. Tiếng chim tu hú như thúc giục, vẫy gọi. Nhịp thơ 3/3, hai vế tiểu đối đầy ấn tượng:
 
"Ngột làm sao / chết uất thôi.
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu"
 
Mở bài là tiếng chim "gọi bầy". Kết thúc bài thơ là tiếng chim " ngoài trời cứ kêu". Ngôn ngữ thơ trong sáng, giọng thơ tha thiết, bồi hồi, về cuối càng sục sôi, uất hận. Nỗi thương nhớ đồng quê và lòng khao khát tự do cháy bỏng được thể hiện qua những vần thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. "Khi con tu hú" là bài thơ tâm tình gọi đàn...

shoppe