Phân tích 4 câu thơ cuối bài khi con tu hú (2 mẫu hay nhất)
Phân tích 4 câu thơ cuối bài khi con tu hú
Vào những năm tháng kháng chiến chống Pháp, nhiều nhà thơ đã dùng “ngòi bút” của mình làm vũ khí chống quân xâm lược. Tố Hữu được mệnh danh là “con chim đầu đàn” của thơ ca văn học Việt Nam. Tiếng thơ của ông đã lay động bao tâm hồn người đọc. Phân tích 4 câu thơ cuối bài khi con tu hú để làm rõ tâm trạng Tố Hữu khi bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ, Huế.
Phân tích 4 câu thơ cuối bài khi con tu hú
Bài văn mẫu số 1 phân tích 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
Tố Hữu “con chim đầu đàn” của thơ ca văn học Việt Nam, là người chiến sĩ cộng sản giàu lòng yêu nước. Những bài thơ mà ông sáng tác trong thời kỳ này luôn gắn liền với tư tưởng cách mạng của thời đại. Mỗi bài thơ là lời cổ vũ, là tiếng lòng của thời đại, là khao khát tự do, hòa bình. Bài thơ khi con tu hú được viết nên khi ông đang bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ, Huế.
Khi vừa giác ngộ lý tưởng cách mạng, hoạt động chưa được bao lâu, Tố Hữu đã bị bắt giam. Đang còn ôm trong mình biết bao lý tưởng, hoài bão, mong muốn được chiến đấu, xả thân cho cách mạng thì phải vào chốn lao tù. Tâm trạng lúc này của nhà thơ không nén nỗi bức bối, ngột ngạt.
Vào những năm kháng chiến ác liệt, mùa hè như làm sôi sục thêm ý chí và tinh thần chiến đấu. Thế nhưng ông lại bị giam chân trong bốn bức tường, ngăn cảnh ông với thế giới bên ngoài. Tiếng chim tu hú ngoài kia như thôi thúc mãnh liệt ý chí và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng.
Xem thêm:
Xuất xứ và chủ đề bài thơ khi con tu hú
Có khá nhiều ý kiến thắc mắc tại sao lại là tiếng tu hú mà không phải là tiếng ve, bởi lẽ tiếng ve cũng báo hiệu mùa hè. Tuy nhiên tiếng ve lại gợi lên sự âu sầu, tiếng ve kêu rả rích khiến người ta chỉ thêm buồn. Còn tiếng tu hú lại có sự thôi thúc mãnh liệt hơn. Tiếng kêu tu hú khiến tác giả liên tưởng mạnh mẽ đến cuộc sống phóng thoáng bên ngoài:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Bức tranh mùa hè đã được nhà thơ miêu tả chi tiết, sinh động. Hình ảnh trong những câu thơ hết mực gần gũi như lúa đang chín, trái cây đang ngọt, ngoài vườn có tiếng ve ngân, bắp đang phơi ngoài sân. Đây đều là những hình ảnh thường ngày, rất giản dị, chân thực. Tuy bốn bề là tường đá, song sắt thế nhưng chỉ giam cầm được thể xác của nhà thơ.
Tác giả đang liên tưởng tới cánh diều nhào lộn trên bầu trời cao, với khoảng trời xanh bao la, rộng lớn. Vạn vật không gian dường như vô cùng rộng lớn, khơi dậy sự phóng thoáng, tự do trong tâm hồn nhà thơ. Tuy nhiên tất cả chỉ là tưởng tượng, hồi tương về khoảng thời gian tự do trước đây.
Phân tích 4 câu thơ cuối bài khi con tu hú để làm rõ nét hơn suy nghĩ chân thực của nhà thơ. Nếu như tiếng tu hú gọi bầy ở 6 câu thơ đầu gợi lên sự tự do, phóng thoáng thì ở 4 câu thơ cuối lại đưa tác giả về với thực tại. Tiếng kêu của chim tu hú lúc này lại là nghịch cảnh lớn trong tâm hồn của nhà thơ.
Xem thêm:
Phân tích bài thơ khi con tu hú
Nếu như tiếng chim tu hú ngoài kia là sự tự do, phóng thoáng cho mùa hè sôi động. Thì nội tâm tác giả lúc này lại vô cùng ngột ngạt, bí bách. Thân thể đang bị 4 bức tường đá bủa vây, bao nhiêu hoài bão, chí hướng lớn vẫn chưa thực hiện được. Dường như có sự đối nghịch rất lớn giữa không gian bên ngoài và tâm trạng thực tế của nhà thơ.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Tuy nhiên thực tế lại không như mong muốn, đôi chân này không thể đạp đổ bức tường, đôi tay này không thể phá bỏ xiềng xích. Câu thơ là tiếng than cho tâm hồn đầy hoài bão nhưng vẫn bị giam cầm tại đây.
Ngột làm sao chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu
Cái nóng mùa hè của Huế cùng với sự bí bách trong tâm trạng lao tù của nhà thơ đã tạo nên tâm trạng ngột ngạt đến cùng cực “chết uất thôi”. Tiếng con tu hú cứ kêu, dòng đời vẫn tiếng tục, nhịp sống và tinh thần kháng chiến vẫn sục sôi. Vậy mà ông vẫn phải bị giam cầm nơi đây mà không sao thoát ra được.
4 câu thơ cuối là câu thơ “đắt giá” nhất của bài thơ. Tiếng con chim tu hú là tiếng đời và cũng là cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng. 4 câu thơ cuối làm rõ nét hơn tâm trạng và tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
Bài mẫu số 2 phân tích 4 câu thơ cuối bài khi con tu hú
Cánh diều tự do trong tâm hồn nhà thơ
Tự do, xưa nay vốn là điều mà bất kì ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống. Tuy quan điểm tự do mỗi thời kỳ mỗi khác, thế nhưng tất cả đều chung một điều là khao khát được tự do về thể xác, tự do về suy nghĩ, lý tưởng. Vào những năm tháng kháng chiến chống Pháp, hàng vạn thanh niên đã được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Mong muốn được đem sức trẻ, nhiệt huyết để được chiến đấu cho hòa bình dân tộc.
Nhà thơ Tố Hữu cũng như bao lớp thanh niên thời đại lúc bấy giờ, được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Tuy nhiên, chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn đã bị giam cầm. 4 câu thơ cuối bài khi con tu hú đã diễn tả đầy đủ tâm trạng của nhà thơ khi bị giam cầm trong nhà lao.
Nếu như 6 câu thơ đầu là bức tranh tưởng tượng của tác giả khi bị giam cầm trong nhà tù. Bức tranh thiên nhiên với những hình ảnh chân thực, rõ nét như lúa thơm đang chín, nắng đào ngoài sân...Khung cảnh ngày hè hiện ra với sự ồn ào, tự do phóng thoáng. Bức tranh đó cũng là khoảng thời gian tươi đẹp của tác giả khi được tham gia hoạt động cách mạng.
Nhưng sau đó, cũng tiếng chim tu hú đã kéo tác giả về với thực tại.
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".
Bốn câu thơ diễn tả tâm trạng thực của tác giả lúc bấy giờ, khung cảnh hoài mộng về sự tự do trong 6 câu thơ đầu đã bị “tiếng hè gọi dậy”. Đó là tâm trạng bực bội, phẫn uất và bí bách của nhà thơ khi bị giam chân trong 4 bức tường. Nhịp thơ đã có sự thay đổi khi câu thơ 8 là nhịp 6/2 và sang câu thứ 9 là nhịp 3/3.
Ngột làm sao chết uất thôi
Câu thơ là sự giằng co mãnh liệt trong tâm hồn và nội tâm của tác giả. Tất cả như làm nổi bật được sự đau khổ đến cùng cực của tác giả khi bị giam cầm trong bốn bức tường. Cái ngột ngạt này việc do mùa hè đem lại, bởi lẽ khí hậu đất Huế thì mùa hè nóng như thiêu như đốt, cộng thêm phòng giam chật hẹp khiến không khí bị thu hẹp lại.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích 6 câu đầu bài thơ Khi con tu hú
Bài văn mẫu phân tích 6 câu đầu bài khi con tu hú
Ngoài ra cái ngột ngạt ở đây còn là tâm trạng tù túng khi bị giam cầm trong nhà lao. Tiếng tu hú ngoài kia như thôi thúc tinh thần chiến đấu của cả dân tộc, còn bản thân tác giả đang phải ở trong này chịu cảnh lao tù. Tinh thần và ý chí muốn được ra ngoài kia để vẫy vùng, thế nhưng thực tại lại bị giam cầm trong xiềng xích.
Có thể nói đây là thực cảnh hết sức thống khổ của tác giả khi không được tự do về thể xác, khiến tinh thần dù muốn thoát ra nhưng vẫn bị lao tù kéo lại. Muốn đập tan xiềng xích nhưng lại không thể làm theo điều mình muốn, tự do bản thân lại do người khác nắm giữ.
Tuy xiềng xích nhà lao có thể giam giữ đôi chân, thể xác của tác giả. Nhưng xiềng xích lại không thể nào trói buộc tâm tư và lý tưởng của người chiến sĩ cách mạng. Tiếng chim tu hú, tiếng kêu của sự tự do, thôi thúc ngọn lửa lý tưởng bùng cháy lên dữ dội. Tuy thân thể ở trong lao tù, nhưng tinh thần vẫn ở ngoài kia, không bao giờ bị dập tắt. Đây có thể coi là cuộc vượt ngục từ bóng tối ra ánh sáng, khi cái tôi cá nhân hòa vào cái tôi của cả dân tộc.