Nghệ thuật bài Khi con tu hú: Phân tích, Đánh giá và nhận xét
Nghệ thuật bài Khi con tu hú: Phân tích, Đánh giá và nhận xét
Các tác phẩm của Tố Hữu đều mang một nét rất riêng, đậm chất thi ca Việt Nam. Nó được thể hiện qua từ thể thơ, lối viết, câu từ, nghệ thuật,.... trong từng bài thơ. Nổi bất nhất trong số đó phải kể đến là Khi con tu hú, được sáng tác trong thời điểm ông bị giam cầm trong tù do làm Cách mạng. Và dưới đây là phần nhận xét, đánh giá và phân tích nghệ thuật bài Khi con tu hú.
Phân tích nghệ thuật trong bài thơ Khi con tu hú
Mở bài đánh giá, phân tích nghệ thuật bài Khi con tu hú
Là một nhà thơ làm Cách mạng, Tố Hữu đã có thời gian phải chịu cảnh giam cầm trong tuf. Và cũng trong lúc ấy, rất nhiều bài thơ đặc sắc được ra đời, trong đó có tác phẩm “Khi con tu hú”. Bài thơ thể hiện được tiếng lòng và tâm trạng khao khát được tự do, tung hoành ngang dọc của người chiến sĩ Cộng sản.
Thơ của ông vừa chịu ảnh hưởng sâu nặng bởi nền văn học nước nhà, lại cũng chứa cả những nét riêng độc đáo để gây ảnh hưởng. Thơ ông toát lên nét độc đáo và sắc thái rõ ràng của một thi nhân Việt. Đắm chìm vào trong âm điệu, người đọc sẽ cảm nhận được bức tranh mùa hè vô cùng tươi sáng với muôn vàn âm thanh, màu sắc, đồng thời còn cả tình yêu thiên nhiên của Tố Hữu.
Xem thêm:
Xuất xứ và chủ đề bài thơ khi con tu hú
Thân bài đánh giá nghệ thuật bài Khi con tu hú
“Khi con tu hú” cũng làm rất tốt điều ấy, và thêm vào đó có một điều khiến người đọc nhỡ mãi về tác phẩm này chính là những đặc sắc nghệ thuật hay ho như chính phong cách của ông: .
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”
Đọc hai câu đầu ta đã phần nào tưởng tưởng được khung cảnh có chút giống khi Bác sáng tác bài thơ Ngắm trăng. Vài ba bức tường và song sắt làm sao ngăn nổi cảnh tượng thi nhân mường tượng và ao ước trong đầu? Cả một làng quê yên bình, cánh đồng lúa chín và trái cây đang vào vụ chín,...như đang vẫy gọi con người ta.
Không khí một mùa hè thật sôi động và mãnh liệt đủ để đánh thức cả năm giác quan của con người: khi trong không khí có tiếng chim nô nức, màu vàng tươi rực rỡ của lúa, hoa trái thơm ngào ngạt,... Ta ngỡ như Tố Hữu đang tự do đứng giữa đất trời bao la, tận hưởng khoảng không gian rộng lớn, chẳng hề bị cầm tù bởi nhà lao.
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
Xem thêm:
Dàn ý phân tích 6 câu đầu bài thơ Khi con tu hú
Bài văn mẫu phân tích 6 câu đầu bài khi con tu hú
Không biết bao nhiêu cảnh đẹp được vẽ ra trong đầu tác giả, khi có cả tiếng ve râm ran, một sân đầy ngô phoi vàng và xen lẫn vào đó là tiếng sáo diều vi vu trong không gian bầu trời xanh cao. Bức tranh thiên nhiên mang đủ màu sắc, trang thái, âm thanh, đủ chiều gần-xa, cao-thấp. Quả là một áng thơ đẹp, mang đầy mộng tượng tình tứ thoát ly khỏi sự giam cầm tù túng.
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!”
Đến tận 2 câu thư 5,6 ta mới được thấy hình ảnh trong tù của Tố Hữu. Ngay khoảnh khắc ấy, bức tranh mùa hè tươi đẹp ấy như biến mất, chỉ còn lại cái oi bức và ngột ngạt cố hữu. Và thêm vào đó là cả tâm trạng bị biến đổi, thực tế bắt đầu nhắc nhở rằng đang giam cầm, uất ức đến mức tác giả chỉ muốn “đập tan phòng” thoát khỏi chốn lao tù.
Lạ thay ở chỗ thiên nhiên bên ngoài thì rực rỡ vẫy gọi, mà thực tế bên trong thì bị nhốt trong những bức tường vôi xám lạnh. Nếu mùa hè đã mang lại chút gì đó để hồn thơ vang vọng được với đất trời, thì mùa hè lại làm nhà thơ:
“Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Tâm trạng thơ biến đổi theo tiếng tu hú kêu ở những thời điểm khác nhau. Mọi cảm xúc hỉ nộ ái ố, mọi sự chuyển biến từ nhanh chóng đến chậm chạp cũng chỉ từ tiếng kêu đó mà ra. Và mặc cho mọi diễn biến ấy, con chim tu hú vẫn làm việc của nó: Kêu.
Xem thêm:
Phân tích bài thơ khi con tu hú
Kết bài đánh giá nghệ thuật bài Khi con tu hú
Và cũng qua phần phân tích trên, ta càng thấu hiểu thêm về nghệ thuật vô cùng đặc sắc trong bài, khi nó kết hợp hài hòa được cảnh vật không gian giữ bên trong và bên ngoài nhà tù. Sự đối lập giữa chúng tạo ra sự dồn nén, uất ức khiến mọi khát vọng và ao ước của người tu nhân bị giam cầm lên đến đỉnh điểm. Nó vừa thể hiện được tài năng xuất chúng của người sáng tác trong tưởng tượng và mô tả khung cảnh, lại cũng cho người ta thấy nỗi lòng của một người chiến sĩ cộng sản.
Nếu không có một tâm hồn hòa quyện với thiên nhiên làm sao có thể miêu tả một mùa hè như vậy. Bài thơ để lại cho người đọc hai tiếng kêu: tiếng kêu của con chim tu hú và tiếng thét uất hận có tính chất phản kháng trong niềm khao khát tự do của người tù.