Dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy hay nhất
Dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy hay nhất
An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là câu chuyện về bài học dựng nước và giữ nước của vua nước Âu Lạc và chuyện tình yêu đẹp nhưng vô cùng ngang trái của Mị Châu và Trọng Thủy. Cùng CungHocVui tham khảo dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy để hiểu rõ hơn về những giá trị nội dung đắt giá này nhé!
Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Mở bài phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
- Giới thiệu về thể loại văn truyền thuyết: Truyền thuyết là thể loại văn học dưới hình thức những câu chuyện kể dân gian về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta, được truyền từ đời này sang đời khác, có sự kết hợp giữa yếu tố sự thật lịch sử với những yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Giới thiệu đôi nét về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trích từ tập Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái. Truyền thuyết kể về quá trình xây thành, chế nỏ giữ nước của An Dương Vương - vua nước Âu Lạc và sự chủ quan gây mất nước của An Dương Vương.
Xem thêm:
Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
Phân tích nhân vật An Dương Vương hay nhất có dàn ý
Thân bài:
Công cuộc xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước của An Dương Vương
- Vua An Dương Vương xây thành ở đất Việt nhưng “hễ đắp tới đâu là lại lở tới đấy”. Vì vậy, ông lập đàn tại giới, cầu bách thần. Thể hiện vua An Dương Vương là người quyết tâm, không ngại khó khăn, dồn hết tâm sức cho việc dựng nước, giữ nước và biết trọng người hiền tài.
- An Dương Vương xây dựng thành “rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc”. Ông là người có tài năng và tầm nhìn.
- Khi Rùa Vàng trở về, An Dương Vương lo lắng: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Câu hỏi thể hiện ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu và tinh thần cảnh giác cao độ.
- Lấy vuốt rùa thần tạo thành nỏ, đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược.
⇒ Các chi tiết hư cấu, tưởng tượng (cụ già, Rùa Vàng) đã khắc họa thành công hình tượng vua An Dương Vương - anh minh, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, trọng nhân tài, được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả trời đất và nhân dân.
Những sai lầm của An Dương Vương, bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy và bài học rút ra.
Những sai lầm của An Dương Vương, bi kịch tình yêu của Mị Châu- Trọng Thủy
Những sai lầm của An Dương Vương
- Chủ quan: Chấp nhận yêu cầu cầu hòa của Triệu Đà, đồng ý kết đôi cho Trọng Thủy và Mị Châu và cho phép Trọng Thủy ở rể.
- Ỷ lại vào nỏ thần mà lơ là cảnh giác, xem thường kẻ địch: lúc giặc đến chân thành vẫn mải mê đánh cờ, cười nhạo kẻ thù.
- An Dương Vương tự tay giết Mị Châu thể hiện hành động quyết liệt, dứt khoát hy sinh tình cảm cá nhân đứng về phía công lý và lợi ích chung của cả dân tộc, đó cũng là sự thức tỉnh muộn màng của An Dương Vương
- An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn ông đi xuống biển đã trở thành huyền thoại thể hiện sự trân trọng, cảm mến của nhân dân với nhà ông.
Bi kịch tình yêu mang tên Mị Châu - Trọng Thủy
* Nhân vật Mị Châu:
- Yêu thương, một lòng tin tưởng chồng: cho chồng xem nỏ thần, khiến bảo vật bị đánh tráo mà hoàn toàn không biết.
- Chỉ nghĩ đến hạnh phúc của bản thân: bị giặc đuổi, rải lông ngỗng cho Trọng Thủy lần theo
- Bị kết tội là giặc, bị cha chém chết. Đó cũng là sự trừng phạt cho cá sai của Mị Châu.
- Lời thề cuối cùng của Mị Châu chính là lời thanh minh của nàng cho tấm lòng trong trắng.
- Mị Châu chết, máu của nàng hóa thành ngọc trai. Nàng không hóa thân trọn vẹn trong một hình hài duy nhất mà phân thân. Chi tiết đó vừa thể hiện sự thông cảm với sự ngây thơ, vô tình phạm tội, vừa thể sự nghiêm khắc trừng phạt nàng cùng bài học lịch sử.
Bi kịch tình yêu của Mị Châu- Trọng Thủy
* Nhân vật Trọng Thủy:
- Thời kỳ đầu: Trọng Thủy đóng vai trò là gián điệp theo lệnh của vua cha sang cầu hòa và ở rể nhằm điều tra bí mật của kẻ thù.
- Thời gian ở rể: lừa vợ để thực hiện âm mưu, chính sự chủ quan của An Dương Vương, sự ngây thơ cả tin của Mị Châu đó giúp y hoàn thành kế hoạch dơ bẩn.
- Khi vợ chết, y ôm xác Mị Châu khóc lóc, thương tiếc rồi tự tử. Đây là sự hối hận muộn màng của Trọng Thủy, Trọng Thủy cũng chỉ là một nạn nhân của cha mình.
- Hình ảnh ngọc trai – giếng nước kết thúc hợp lý nhất cho câu chuyện và cho số phận đôi vợ chồng. Sự trong sáng của Mị Châu, sự hóa giải tình cảm của Mị Châu, Trọng Thủy ở thế giới bên kia và cũng chính là tấm lòng thông cảm của nhân dân dành cho mối tình đầy ngang trái này.
Bài học từ bi kịch mất nước
- Bài học rút ra từ sự mất nước: Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, không chủ quan khinh giặc trước bất cứ hoàn cảnh nào.
- Luôn luôn đặt tình cảm cá nhân xuống dưới công việc chung.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật An Dương Vương
Cảm nhận nhân vật Trọng Thủy hay nhất
III. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản
- Liên hệ và mở rộng: bài học dựng nước và giữ nước trong bối cảnh hiện nay.
Trên đây là dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy chi tiết, đầy đủ nhất. Hy vọng với dàn ý trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm và đạt kết quả học tập tốt nhất.