Đăng ký

Bài 51 bài tập quang hình học

Bài 51 bài tập quang hình học

Cùng Cunghocvui tìm hiểu về những nội dung lý thuyết quan trọng và giải bài tập về các dạng bài tập quang hình học lớp 9. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số dạng cơ bản thường gặp nhất!

I. Dạng 1: Phân tích chùm sáng không đơn sắc khi đi qua lăng kính

Phương pháp giải: Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến ánh sáng đơn sắc

1. Ánh sáng đơn sắc

Là dạng ánh sáng không có lẫn tạp chất và chỉ có một màu duy nhất, màu trong suốt và tất cả các ánh sáng khác đều có thể xuyên qua được.

2. Ánh sáng màu

Là dạng ánh sáng khi nhìn bằng mắt thường sẽ là dạng ánh sáng trắng tuy nhiên khi phân tích ra thì nó gồm rất nhiều mảng màu khác nhau, tác dụng của dạng ánh sáng này là giúp mắt thường quan sát được các sự vật với nhiều màu sắc khác nhau.

3. Chùm ánh sáng trắng

Ta gọi là một chùm sáng khi ánh sáng đó được cấu tạo từ rất nhiều ánh sáng đơn sắc với nhau. Về cơ bản khi phân tích có bảy màu, khi ta chiếu ánh sáng vào đồ vật, màu tương ứng của đồ vật sẽ không bị xuyên qua, khiến cho mắt ta có thể nhận biết màu sắc của đồ vật đó. Cơ bản ánh sáng ban ngày đều tồn tại ở dạng chùm ánh sáng trắng.

4. Lăng kính

các dạng lăng kính

Là dạng khối được xác định tồn tại dưới chất trong suốt, khi đó ánh sáng trắng có thể xuyên qua được lăng kính. Các hình dạng của lăng kính rất đa dạng nhưng thường ở dạng trụ ví dụ như nhựa hay thủy tinh.

5. Ví dụ minh họa

Câu 1. Quá trình phân tích chùm sáng trắng bao gồm bước nào dưới đây?

A. Chùm sáng trắng sau khi xuyên qua gương sẽ bị dội ngược trở lại

B. Chùm trắng khi cho thực hiện thí nghiệm xuyên qua bề mặt thủy tinh trong suốt

C. Chùm trắng dùng để nhận biết các bảng màu có trong đĩa CD khi cho chúng xuyên qua bề mặt

D. Chùm trắng tiếp xúc với bề mặt của gương lồi sẽ chuyển qua và hội tụ tại một điểm là ảnh trong gương.

Câu 2. Không thể phân chia các bảng màu có trong chùm trắng thông qua thí nghiệm nào dưới đây

A. Cho đi qua lăng kính sáng và trong suốt

B. Cho chúng phản chiếu vào bề mặt gương, ánh sáng được sử dụng là chùm ánh sáng trắng.

C. Cho chúng tác động tới mặt phẳng của đĩa CD để nhận biết bảng màu của tia sáng chiếu vào

D. Cho chúng chiếu thẳng xuống mặt nước, khi đó ánh sáng sẽ bị phân mảnh và quan sát được bảng màu.

Đáp án: C - D

Bài tập quang hình học

II. Dạng 2: Giải bài tập về máy ảnh

1. Máy ảnh

Cấu tạo máy ảnh

* Máy ảnh cơ bản được cấu tạo từ các bộ phận sau đây:

+ Vật kính: là dạng thấu kính được đặt vào đầu mắt ảnh để có thể quan sát được vật sáng, được thiết kế như một dạng kính lồi (hội tụ)

+ Buồng tối là nơi ảnh của vật chiếu vào, khi đó ảnh của vật ở dạng ánh sáng hiện lên trên bề mặt của buồng tối.

2. Sự tạo ảnh

- Theo như nghiên cứu cho thấy ảnh thu được sẽ nhỏ hơn vật và tỷ lệ bằng một hằng số k nhất định, tương tự như ảnh được tạo nên bởi thấu kính hội tụ. Đó là ảnh thật và nằm trên buồng tối có hướng phản chiếu ngược chiều so với vật.

- Để điều chỉnh về kích cỡ của ảnh sao cho nhìn rõ nét hơn ta điều chỉnh hệ số k - mức độ tương quan giữa ảnh và vật. Để tìm hằng số k ta áp dụng công thức tổng quát dưới đây:

- Hệ số phóng ảnh:

 \(k=\dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{h'}{h}=\dfrac{d'}{d}\)

Giải thích các đại lượng:

  • d: đo khoảng vật cách mặt kính
  • d’: đo khoảng từ buồng tối cho tới mặt kính phẳng chiếu
  • h: Chiều cao vật
  • h’: ngược lại là chiều cao ảnh nằm trong buồng tối của máy ảnh

công thức tính

3. Công thức xác định ảnh thật nằm trong máy

\(\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d'} \to \dfrac{1}{d'}=\dfrac{1}{f}-\dfrac{1}{d}\)

4. Ví dụ minh họa

Chọn đáp án đúng nhất thể hiện mối quan hệ giũa ảnh và vật được tạo ra dưới đâu:

A. Tính chất của ảnh được thể hiện qua các tính chất sau đây: ảo, nhỏ hơn và ngược chiều với vật chiếu qua máy ảnh.

B. F được giữ nguyên trong quá trình di chuyển vật trước máy ảnh.

C. Ta hoàn toàn có thể điều chỉnh ảnh vật ra khỏi buồng tối bằng cách dịch chuyển vật soi

D. kính sử dụng trong máy ảnh là kính lõm

Đáp án: B

III. Dạng 3: Bài tập về mắt

1. Cấu tạo mắt người

Cấu tạo mắt

- Mắt được cấu thành từ hai bộ phận cơ bản đó chính là màng lưới và thủy tinh thể. Hai bộ phận này kết hợp với nhau để mắt có thể nhìn thấy được rõ ràng và quan sát được vật với bề mặt rộng

- Trong đó một bộ phận quan trọng có tác dụng tạo ảnh xuất hiện trong mắt đó chính là thể thủy tinh. Hay còn được gọi với một thuật ngữ quen thuộc hơn trong quang hình học đó chính là màng lưới. Mắt người như một máy ảnh đa năng có khả năng điều chỉnh mắt người sao cho phù hợp với khoảng cách nhận biết của vật.

2. Các tật liên quan

* Mắt cận

- Là hiện tượng mắt người không có khả năng nhìn rõ những vật ở cự ly vượt qua cơ chế an toàn so với người bình thường mà chỉ nhìn thấy rõ các vật ở cự ly rất gần.

- Để khắc phục tình trạng cận thị cần phải theo kính ở dạng phân kỳ để có thể kéo các vật ở xa lại gần hơn và nhìn được rõ hơn.

* Mắt lão:

- Là hiện tượng mắt người không có khả năng nhìn rõ những vật ở cự ly gần, vượt qua cơ chế an toàn so với người bình thường mà chỉ nhìn thấy rõ các vật ở cự ly rất xa.

- Kính lão là một trong những thiết bị và dụng cụ rất hữu dụng trong việc khắc phục tình trạng khó quan sát vật ở các cự ly gần của người bị viễn. Quá trình diễn ra được thực hiện qua hành động kéo ảnh của vậy ở xa võng mạc so với thực tế về gần hơn.

3. Ví dụ minh họa

Câu 1. Nghiên cứu quá trình tạo nên hình ảnh của vật được soi, việc lưu ảnh được thực hiện qua bộ phận nào dưới đây?

A. Lòng đen

B. Con ngươi

C. Thủy tinh thể

D. Võng mạc

Câu 2. Thủy tinh thể là một bộ phận rất quan trọng đóng góp vào quá trình làm rõ vật của mắt người, được biết đến như một?

A. gương lõm

B. thấu phân kỳ 

C. gương lồi

D. thấu hội tụ

Đáp án: D - D

Những kiến thức trên đây đều là những vấn đề quan trọng đáng lưu tâm về các dạng bài tập quang hình học lớp 9 có lời giải, hy vọng rằng chúng tôi đã giúp các bạn giải quyết phần nào thắc mắc, chúc bạn học tốt!