Bài 1, 2, 3 trang 120 SGK Toán 4
Đề bài
1. So sánh hai phân số:
a) \(\frac{3}{5}\) và \(\frac{1}{5}\) b) \(\frac{9}{10}\) và \(\frac{11}{10}\)
c) \(\frac{13}{17}\) và \(\frac{15}{17}\) d) \(\frac{25}{19}\) và \(\frac{22}{19}\)
2. So sánh các phân số sau với 1:
\(\frac{1}{4}\); \(\frac{3}{7}\) ; \(\frac{9}{5}\); \(\frac{7}{3}\); \(\frac{14}{15}\) ; \(\frac{16}{16}\) ; \(\frac{14}{11}\)
3. Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
a) \(\frac{1}{5}; \frac{4}{5}; \frac{3}{5}\) b) \(\frac{6}{7}; \frac{8}{7}; \frac{5}{7}\)
c) \(\frac{8}{9}; \frac{5}{9}; \frac{7}{9}\) d) \(\frac{12}{11}; \frac{16}{11}; \frac{10}{11}\)
Hướng dẫn giải
+) Trong hai phân số cùng mẫu số:
- Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
- Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
+) Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.
Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1.
Nếu tử số bằng mẫu số thì phân số bằng 1.
Lời giải chi tiết
1. a) \(\frac{3}{5}\) > \(\frac{1}{5}\)
b) \(\frac{9}{10}\) < \(\frac{11}{10}\)
c) \(\frac{13}{17}\) < \(\frac{15}{17}\)
d) \(\frac{25}{19}\) > \(\frac{22}{19}\)
2. \(\frac{1}{4}< 1 \) ; \(\frac{3}{7} < 1\) ; \(\frac{7}{3}> 1 \) ;
\(\frac{14}{15}< 1\) ; \(\frac{16}{16}= 1\) ; \(\frac{14}{11}> 1\)
3. a) Vì 1 < 3 < 4 nên ta có: \(\frac{1}{5}< \frac{3}{5}< \frac{4}{5}\)
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{1}{5}; \frac{3}{5}; \frac{4}{5}\)
b) Vì 5 < 6 < 8 nên ta có: \(\frac{5}{7}< \frac{6}{7}< \frac{8}{7}\)
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{5}{7}; \frac{6}{7}; \frac{8}{7}\)
c) Vì 5 < 7 < 8 nên ta có: \(\frac{5}{9}< \frac{7}{9}< \frac{8}{9}\)
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{5}{9}; \frac{7}{9}; \frac{8}{9}\)
d) Vì 10 < 12 < 16 nên ta có: \(\frac{10}{11}< \frac{12}{11}< \frac{16}{11}\)
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{10}{11}; \frac{12}{11}; \frac{16}{11}\)