Đề thi online - Tính chất ba đường phân giác của t...
- Câu 1 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Các đường phân giác BD và CE cắt nhau tại K. Em hãy chọn kết luận sai trong các đáp án dưới đây. Tia phân giác của góc A đi qua điểm K.
A \(AK\bot BC\)
B Điểm K cách đều 3 đỉnh của \(\Delta ABC\)
C Điểm K cách đều 3 cạnh của \(\Delta ABC\).
- Câu 2 : Em hãy chọn câu đúng nhất:
A Ba tia phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trọng tâm của tam giác.
B Giao điểm của ba đường phân giác của tam giác cách đều ba cạnh của tam giác.
C Trong một tam giác, đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh cũng đồng thời là đường phân giác ứng với cạnh đáy.
D Giao điểm của ba đường phân giác của tam giác là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.
- Câu 3 : Cho \(\Delta ABC\) có \(\widehat{A}={{80}^{0}}\), các đường phân giác BD và CE của \(\widehat{B}\) và \(\widehat{C}\) cắt nhau tại I. Tính \(\widehat{BIC}\)?
A \({{130}^{0}}\)
B \({{100}^{0}}\)
C \({{105}^{0}}\)
D \({{140}^{0}}\)
- Câu 4 : Cho \(\Delta ABC\) có \(\widehat{A}={{90}^{0}}\), các tia phân giác của \(\widehat{B}\) và \(\widehat{C}\) cắt nhau tại I. Gọi D, E là chân các đường vuông góc hạ từ I đến các cạnh AB và AC. Khi đó ta có:
A AI là đường cao của \(\Delta ABC\) .
B \(IA=IB=IC\)
C AI là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)
D \(ID=IE\).
- Câu 5 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Gọi G là trọng tâm của tam giác, I là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác. Khi đó ta có:
A I cách đều ba đỉnh của \(\Delta ABC\).
B A, I, G thẳng hàng.
C G cách đều ba cạnh của \(\Delta ABC\).
D Cả 3 đáp án trên đều đúng
- Câu 6 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, trung tuyến AM. Gọi D là một điểm nằm giữa A và M. Khi đó \(\Delta BDC\) là tam giác gì?
A
Tam giác cân
B Tam giác đều
C Tam giác vuông
D Tam giác vuông cân.
- Câu 7 : Cho \(\Delta ABC\), các tia phân giác của góc B và A cắt nhau tại điểm O. Qua O kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB tại M, cắt AC ở N. Cho BM = 2cm, CN = 3cm. Tính MN?
- Câu 8 : Cho \(\Delta ABC\), các tia phân giác của góc B và C cắt nhau tại điểm I. Từ I kẻ IH vuông góc với BC \(\left( H\in BC \right)\). Tia AI cắt BC tại M. Chứng minh: \(\widehat{BIM}=\widehat{CIH.}\)
- Câu 9 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, gọi I là trung điểm của BC. Từ I kẻ \(IH\bot AB,IK\bot AC\).a) Chứng minh: \(HI=IK.\)b) Gọi O là giao điểm của ba đường phân giác trong \(\Delta ABC\), kẻ \(OD\bot AB\). Chứng minh: \(OD=OI.\)
- Câu 10 : Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A, \(AB=8cm,AC=15cm\). Gọi O là giao điểm của ba đường phân giác trong \(\Delta ABC\). Từ O kẻ OD, OE, OI lần lượt vuông góc với AB, AC và BC.a) Chứng minh: \(CI=CE\).b) Chứng minh: \(AD=OI\).c) Tính khoảng cách từ điểm O đến ba cạnh của \(\Delta ABC\).
- - Trắc nghiệm Bài 1 Thu thập số liệu thống kê, tần số - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Bảng
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4 Số trung bình cộng - Luyện tập
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Khái niệm về biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Giá trị của một biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Đơn thức
- - Trắc nghiệm Bài 4 Đơn thức đồng dạng - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Tập hợp Q các số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Cộng, trừ số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Nhân, chia số hữu tỉ