Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lý năm 2019 - Đ...
- Câu 1 : Đặt điện áp \(u = {U_0}{\rm{cos}}\left( {\omega t} \right)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Cảm kháng của đoạn mạch là \(R\sqrt 3 \), dung kháng của mạch là \(2R\sqrt 3 \). So với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch
A sớm pha π/6
B sớm pha π/3
C trễ pha π/6
D trễ pha π/3
- Câu 2 : Một sóng điện từ truyền trong chân không với bước sóng 150 m, cường độ điện trường cực đại và cảm ứng từ cực đại của sóng lần lượt là E0 và B0. Tại thời điểm nào đó cường độ điện trường tại một điểm trên phương truyền sóng có giá trị E0/2 và đang tăng. Lấy c = 3.108 m/s. Sau thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì cảm ứng từ tại điểm đó có độ lớn bằng B0/2?
A \({5 \over 3}{.10^{ - 7}}\) s
B \({5 \over 12}{.10^{ - 7}}\) s
C \({1,25.10^{ - 7}}\) s
D \({5 \over 6}{.10^{ - 7}}\) s
- Câu 3 : Một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động là E, điện trở trong r = 4Ω. Mạch ngoài là một điện trở R= 20Ω. Biết cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,5A. Suất điện động của nguồn là:
A E = 10V
B E = 12V
C E = 2V
D E = 24V
- Câu 4 : Một chất điểm dao động theo phương trình: x = 3cos(5πt + π/6) (x tính bằng cm và t tính bằng giây). Trong một giây đầu tiên chất điểm đi qua vị trí có li độ x = +1cm
A 6 lần
B 7 lần
C 4 lần
D 5 lần
- Câu 5 : Trong phản ứng tổng họp heli: \({}_3^7Li + {}_1^1H \to 2\alpha + 17,3\,MeV\), nếu tổng hợp \(1\,\,g\,\,He\) thì năng lượng tỏa ra có thể đun sôi bao nhiêu kg nước ở nhiệt độ ban đầu \({28^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của nước \(c = 4200\,\,J/kg.K\).
A \(3,{89.10^5}\,\,kg\).
B \(4,{89.10^5}\,\,kg\).
C \(6,{89.10^5}\,\,kg\).
D \(2,{89.10^5}\,\,kg\).
- Câu 6 : Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12V. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là:
A U1 = 1V
B U1 = 8V
C U1 = 4V
D U1 = 6V
- Câu 7 : Đặt vào hai đầu mạch điện theo thứ tự gồm biến trở R, tụ C và cuộn cảm thuần L điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {\omega t} \right)\left( V \right)\). Cho R biến đổi từ ∞ về 0, nhận xét nào sau đây là sai?
A UCmin = 0
B \({U_{Cm{\rm{ax}}}} = {{{Z_C}} \over {\left| {{Z_L} - {Z_C}} \right|}}U\)
C UC luôn tăng
D UCmax = U
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là sai khi so sánh phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học
A Phản ứng phóng xạ không điều chỉnh tốc độ được như một số phản ửng hóa học
B Phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học đều có thể tỏa hoặc thu nhiệt.
C Hai loại phản ứng đều tạo ra các nguyên tố mới từ các nguyên tố ban đầu.
D Phản ứng hóa học chỉ xảy ra ở vỏ các nguyên tử, còn phản ứng hạt nhân xảy ra trong hạt nhân.
- Câu 9 : Chùm sáng đơn sắc đỏ khi truyền trong thủy tinh có bước sóng 0,5 μm. Biết thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó là
A 1,77.10-19 J
B 1,99.10-19 J
C 3,98.10-19 J
D 2,65.10-19 J
- Câu 10 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}{\rm{cos}}\left( {\omega t} \right)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự gồm điện trở R = 90 Ω; cuộn dây không thuần cảm có r = 10 Ω và tụ điện có điện dung C thay đổi được. M là điểm nối giữa R và cuộn dây. Khi C = C1 thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch MB đạt giá trị cực tiểu bằng U1. Khi C = C2 = \({{{C_1}} \over 2}\) thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện đạt giá trị cực đại bằng U2. Tỉ số \({{{U_2}} \over {{U_1}}}\) bằng:
A \(9\sqrt 2 \)
B \(\sqrt 2 \)
C \(10\sqrt 2 \)
D \(5\sqrt 2 \)
- Câu 11 : Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe a = l mm, bước sóng ánh sáng λ = 0,65 μm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 2 m. Trên trường giao thoa đối xứng qua O có bề rộng 2,5 cm quan sát được số vân tối là
A 22
B 18
C 20
D 24
- Câu 12 : Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình \(x = Ac{\rm{os}}\left( {2\pi t} \right)\left( {cm} \right)\) (t đo bằng s). Biết hiệu giữa quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất mà chất điểm đi được trong cùng một khoảng thời gian Δt đạt cực đại. Khoảng thời gian Δt bằng
A 1/4 s
B 1/6 s
C 1/12 s
D 1/2 s
- Câu 13 : Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV, hiệu suất của quá trình truyền tải điện là H = 80%. Muốn hiệu suất của quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải:
A tăng hiệu điện thế lên đến 4kV.
B tăng hiệu điện thế lên đến 8kV.
C giảm hiệu điện thế xuống còn 1kV.
D giảm hiệu điện thế xuống còn 0,5kV.
- Câu 14 : Người ta dùng hạt p bắn vào hạt nhân \({}_4^9Be\) đứng yên tạo ra hạt \({}_3^6Li\) và hạt nhân X. Biết động năng của các hạt p, X lần lượt là 5,45 MeV và 4 MeV, góc lập bởi hướng chuyển động của các hạt p và X là 60°, động năng của Li xấp xỉ là
A 9,45MeV
B 5,5MeV
C 1,45MeV
D 2,02MeV
- Câu 15 : \({}_{11}^{24}Na\) là đồng vị phóng xạ β- với chu kì bán rã T và biến đổi thành \({}_{12}^{24}Mg\). Lúc ban đầu (t = 0) có một mẫu \({}_{11}^{24}Na\) nguyên chất. Ở thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân \({}_{12}^{24}Mg\) tạo thành và số hạt nhân \({}_{11}^{24}Na\) còn lại trong mẫu là 1/3. Ở thời điểm t2 = t1 + 2T, tỉ số nói trên bằng
A 15
B 7/12
C 2/3
D 13/3
- Câu 16 : Chọn đáp án sai khi nói về sóng âm
A Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì bước sóng tăng lên.
B Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc
C Ngưỡng đau của tai người không phụ thuộc vào tần số của âm.
D Cường độ âm càng lớn, tai người nghe càng to.
- Câu 17 : Cho ba vật dao động điều hòa cùng biên độ A = 10 cm nhưng tần số khác nhau. Biết rằng tại mọi thời điểm li độ, vận tốc cùa các vật liên hệ với nhau bởi biểu thức \({{{x_1}} \over {{v_1}}} + {{{x_2}} \over {{v_2}}} = {{{x_3}} \over {{v_3}}}\). Tại thời điểm t, các vật cách vị trí cân bằng của chúng lần lượt là 6 cm, 8 cm và x3. Giá trị x3 gần giá trị nào nhất:
A 7,8 cm
B 9 cm
C 8,7 cm
D 8,5 cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất