Kiểm tra 1 tiết giữa học kì I - Vật Lí 12
- Câu 1 : Chọn câu trả lời đúng: Dao động của con lắc đơn:
A Trong điều kiện biên độ góc \({\alpha _0} \le {10^0}\)được coi là dao động điều hòa
B Có tần số góc ω tính bởi công thức \(\omega = \sqrt {\dfrac{l}{g}} \)
C Luôn là dao động tự do
D Luôn là dao động điều hòa
- Câu 2 : Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và biên độ lần lượt là A1 = 1,6cm và A2 = 1,2cm. Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ có thể là
A A = 3cm
B A = 3,8cm
C A = 0,3cm
D A = 2,4cm
- Câu 3 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động cùng phương cùng tần số f = 10Hz. Có biên độ A1 = 7cm; A2 = 8cm độ lệch pha của hai dao động là\(\dfrac{\pi }{3}\). Vận tốc của vật ứng với li độ tổng hợp x = 12cm bằng.
A \( \pm 10\pi \,cm/s\)
B \( \pm \pi \,\,m/s\)
C \( \pm \pi \,\,cm/s\)
D \( \pm 10\pi \,\,m/s\)
- Câu 4 : Gia tốc của chất điểm dao động điều hoà bằng không khi nào?
A Khi li độ cực tiểu.
B Khi li độ lớn cực đại.
C Khi vận tốc cực đại.
D Khi vận tốc bằng không.
- Câu 5 : Một con lắc lò xo nằm ngang lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m và vật nhỏ có khối lượng m = 100g. Kích thích cho con lắc dao động, lấy\(\pi = \sqrt {10} \). Tần số của con lắc là:
A 5 Hz
B 6 Hz
C 10 Hz
D 12 Hz
- Câu 6 : Tổng hợp hai dao động điều hòa có cùng tần số 5Hz và biên độ lần lượt là 3cm và 5cm là dao động điều hòa có:
A f = 10Hz; A = 8cm
B f = 5Hz; A = 2cm
C f = 10Hz; \(2cm \le A \le 8cm\)
D f = 5Hz; \(2cm \le A \le 8cm\)
- Câu 7 : Một dây đàn dài 40cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số 600Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Bước sóng trên dây là
A l = 13,3cm.
B l = 80cm.
C l = 20cm.
D l = 40cm.
- Câu 8 : Một dây AB = 90cm đàn hồi căng thẳng nằm ngang. Hai đầu cố định. Được kích thích dao động, trên dây hình thành 3 bó sóng. Biên độ tại bụng sóng là 3cm. Tại C gần A nhất có biên độ dao động là 1,5cm. Tính khoảng cách giữa C và A:
A 5cm
B 7,5cm
C 10cm
D 15cm
- Câu 9 : Một con lắc đơn dao động điều hoà trong điện trường đều, có véc tơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng, hướng xuống. Khi vật treo chưa tích điện thì chu kỳ dao động là \({T_0} = 2s\), khi vật treo lần lượt tích điện q1 và q2 thì chu kỳ dao động tương ứng là \({T_1} = 2,4s;{T_2} = 1,6s\). Tỉ số \(\dfrac{{{q_1}}}{{{q_2}}}\)là:
A \( - \dfrac{{44}}{{81}}\)
B \( - \dfrac{{81}}{{44}}\)
C \( - \dfrac{{24}}{{57}}\)
D \( - \dfrac{{57}}{{24}}\)
- Câu 10 : Trong các yếu tố sau yếu tố nào là đặc trưng sinh lí của âm?
A Biên độ
B Năng lượng
C Âm sắc
D Cường độ âm
- Câu 11 : Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, tần số dao động của vật là:
A f = 0,5Hz.
B f = 2Hz.
C f = 4Hz.
D f = 6Hz.
- Câu 12 : Nguồn âm tại O có công suất không đổi. Trên cùng đường thẳng qua O có ba điểm A, B, C cùng nằm về một phía của O và theo thứ tự có khoảng cách tới nguồn tăng dần. Mức cường độ âm tại B kém mức cường độ âm tại A là a (dB), mức cường độ âm tại B hơn mức cường độ âm tại C là 3a (dB). Biết \(OA = \dfrac{2}{3}.OB\). Tỉ số \(\dfrac{{{\rm{OC}}}}{{{\rm{OA}}}}\) là:
A \(\dfrac{{81}}{{16}}\)
B \(\dfrac{9}{4}\)
C \(\dfrac{{27}}{8}\)
D \(\dfrac{{32}}{{27}}\)
- Câu 13 : Trong các sóng sau đây sóng nào không truyền được trong chân không:
A Sóng điện từ
B Sóng siêu âm
C Sóng ánh sáng
D Sóng vô tuyến
- Câu 14 : Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây dẫn với tần số 500Hz, người ta thấy khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80cm. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A 6,25m/s
B 400m/s
C 400cm/s
D 16m/s
- Câu 15 : Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi:
A Bước sóng
B Vận tốc
C Tần số
D Năng lượng
- Câu 16 : Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 20cm có tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A, B một đoạn gần nhất là.
A 18,67mm
B 17,96mm
C 19,97mm
D 15,34mm
- Câu 17 : Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là:
A W/m
B J/s
C N
D Đêxiben (dB)
- Câu 18 : Một vật dao động điều hoà trên quỹ đạo dài 10cm với tần số f = 2Hz. Ở thời điểm ban đầu t = 0, vật chuyển động ngược chiều dương. Ở thời điểm t = 2s, vật có gia tốc \(a = 4\sqrt 3 m/{s^2}\). Lấy \({\pi ^2} \approx 10\). Phương trình dao động của vật là:
A \(x = 10\cos \left( {4\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\;\;\;\)
B \(x = 5\cos \left( {4\pi t + \dfrac{{5\pi }}{6}} \right)\left( {cm} \right)\;\)
C \(x = 5\cos \left( {4\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\;\;\;\)
D \(x = 2,5\cos \left( {4\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\left( {cm} \right)\;\;\;\)
- Câu 19 : Tại một điểm A nằm cách xa nguồn âm có mức cường độ âm là 90dB. Cho cường độ âm chuẩn 10-12W/m2. Cường độ âm đó tại điểm A là:
A 10-4 W/m2
B 10-5 W/m2
C 10-3 W/m2
D 10-2W/m2
- Câu 20 : Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm một vật khối lượng m treo vào lò xo. Độ biến dạng của lò xo khi ở vị trí cân bằng là \(\Delta l\). Chu kì dao động của con lắc lò xo là:
A \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{k}{m}} \).
B \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{{\Delta l}}} \)
C \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)
D \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)
- Câu 21 : Dao động của quả lắc đồng hồ:
A Dao động duy trì
B Dao động tắt dần
C Dao động tự do
D Sự tự dao động
- Câu 22 : Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình \(x = 3\cos (\pi t + \dfrac{\pi }{2})cm\), pha dao động của chất điểm tại thời điểm t = 1s là:
A -3(cm).
B 2(s).
C 1,5π(rad).
D 0,5(Hz).
- Câu 23 : Một con lắc lò xo có vật nặng m = 200g dao động điều hoà. Trong 10s thực hiện được 50 dao động. Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo này là:
A 50 N/m
B 100 N/m
C 150 N/m
D 200 N/m
- Câu 24 : Bước sóng là gì?
A Là khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất dao động cùng pha
B Là quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây.
C Là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.
D Là khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha
- Câu 25 : Tại hai điểm A và B cách nhau 16cm trên mặt nước dao động cùng tần số 50Hz, cùng pha, vận tốc truyền sóng trên mặt nước 100cm/s. Trên đoạn AB số điểm dao động với biên độ cực đại là:
A 17 điểm.
B 15 điểm.
C 14 điểm.
D 16 điểm.
- Câu 26 : Hai dao động điều hoà cùng phương: \({x_1} = {A_1}.\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right);{x_2} = {A_2}.\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\). Kết luận nào sau đây sai:
A Hai dao động ngược pha: \({\varphi _1} - {\varphi _2} = \left( {2n + 1} \right)\pi \)
B Hai dao động ngược pha: \({\varphi _1} - {\varphi _2} = \dfrac{\pi }{2}\)
C Hai dao động cùng pha: \({\varphi _1} - {\varphi _2} = 2n.\pi \)
D Hai dao động vuông pha: \({\varphi _1} - {\varphi _2} = \dfrac{\pi }{2}\)
- Câu 27 : Một con lắc đơn có độ dài l1 dao động với chu kì T1 = 0,8s. Một con lắc dơn khác có độ dài l2 dao động với chu kì T2 = 0,6s. Chu kì của con lắc đơn có độ dài l1 + l2 là:
A T = 0,7s
B T = 1s
C T = 1,4s
D T = 0,8s
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất