Đề thi online - Trường hợp bằng nhau thứ ba của ta...
- Câu 1 : Cho tam giác SPQ và tam giác CBA có PQ = AB, \(\widehat Q = \widehat A\). Cần thêm một điều kiện gì để tam giác SPQ và tam giác CBA bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc ?
A \(\widehat S = \widehat A\)
B \(\widehat Q = \widehat B\)
C \(\widehat P = \widehat B\)
D \(\widehat P = \widehat C\)
- Câu 2 : Cho tam giác ABC và tam giác MNP có \(\widehat A = \widehat {M,}\widehat B = \widehat N\) . Cần thêm điểu kiện gì để tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc:
A AC =MP
B AB = MN
C BC = NP
D AC = MN
- Câu 3 : Cho tam giác ABC và tam giác MNP có \(\widehat B = \widehat N = {90^ \circ }\), AC = MP, \(\widehat C = \widehat M\) . Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng:
A \(\Delta ABC = \Delta PMN\)
B \(\Delta ACB = \Delta PNM\)
C \(\Delta BAC = \Delta MNP\)
D \(\Delta ABC = \Delta PNM\)
- Câu 4 : Cho tam giác ABC và tam giác KHI có \(\widehat A = \widehat H = {90^ \circ }\), AC = IH, \(\widehat C = \widehat I\). Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng:
A \(\Delta ABC = \Delta HIK\)
B \(\Delta ACB = \Delta HIK\)
C \(\Delta ACB = \Delta KHI\)
D \(\Delta ABC = \Delta KHI\)
- Câu 5 : Cho tam giác DEF và tam giác HKG có \(\widehat D = \widehat H,\widehat E = \widehat K,\) DE = HK.Biết \(\widehat F = {80^0}\). Số đo góc G là:
A \({70^0}\)
B \({80^0}\)
C \({90^0}\)
D \({100^0}\)
- Câu 6 : Cho tam giác ABC và tam giác DEF có AB = DE, \(\widehat B = \widehat E,\,\widehat A = \widehat D\). Biết AC = 6cm. Độ dài DF là:
A 4 cm
B 5 cm
C 6 cm
D 7 cm
- Câu 7 : Cho góc nhọn xOy, Oz là tia phân giác của góc đó. Qua điểm A thuộc tia Ox kẻ đường thẳng song song với Oy cắt Oz ở M. Qua M kẻ đường thẳng song song với Ox cắt Oy ở B.a) Chứng minh OA = OB, MA = MBb) Từ M kẻ \(MH \bot Ox,MK \bot Oy\). Chứng minh MH = MK
- Câu 8 : Cho tam giác AOB. Trên tia đối của tia OA lấy điểm C sao cho OC = OA, trên tia đối của tia OB lấy điểm D sao cho OD = OB.a) Chứng minh CD song song với ABb)Gọi M là một điểm nằm giữa A và B. Tia MO cắt CD ở N. So sánh độ dài các đoạn thẳng MA và NC, MB và NDc)Từ M kẻ MI vuông góc với OA, từ N kẻ NF vuông góc với OC. Chứng minh MI = NF.
- Câu 9 : Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Qua A kẻ đường thẳng xy sao cho B, C nằm cùng phía với xy. Kẻ BD và CE vuông góc với xy.a) Chứng minh DE = BD + CEb) Gọi M là trung điểm của BC. Lấy N là một điểm trên đoạn thẳng MC. Kẻ BP và CQ vuông góc với tia AN. Chứng minh PQ = BP – CQ.
- Câu 10 : Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB. Đường thẳng qua D và song song với BC cắt AC ở E, đường thẳng qua E và song song với AB cắt BC ở F. Chứng minha) AD = EFb) \(\Delta ADE = \Delta EFC = \Delta DBF\)c) \(BC = 2DE,AB = 2EF,AC = 2DF\)
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Bài 1 Thu thập số liệu thống kê, tần số - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Bảng
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4 Số trung bình cộng - Luyện tập
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Khái niệm về biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Giá trị của một biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Đơn thức
- - Trắc nghiệm Bài 4 Đơn thức đồng dạng - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Tập hợp Q các số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Cộng, trừ số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Nhân, chia số hữu tỉ