30 bài tập trắc nghiệm phép đối xứng trục
- Câu 1 : Trong các chữ cái "H, A, T, R, U, N, G" có bao nhiêu chữ cái có trục đối xứng.
A \(4.\)
B \(3.\)
C \(5.\)
D \(2.\)
- Câu 2 : Hình nào dưới đây không có trục đối xứng?
A Tam giác cân.
B Hình thang cân.
C Hình elip.
D Hình bình hành.
- Câu 3 : Ảnh \(A'\) của \(A(4; -3)\) qua phép đối xứng trục \(d\) với \(d : 2x - y = 0\) có tọa độ là:
A A’(-2; 7)
B \(A'\left( -\frac{24}{5};\frac{7}{5} \right)\)
C \(A'\left( \frac{24}{5};\frac{7}{5} \right)\)
D \(A'\left( 12;\frac{7}{5} \right)\)
- Câu 4 : Hình gồm 2 đường tròn có tâm và bán kính khác nhau có bao nhiêu trục đối xứng?
A Không có
B Một
C Hai
D Vô số.
- Câu 5 : Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC với A(1 ; 3), B(2 ; -4), C(3 ; -2) và điểm G và trọng tâm tam giác ABC. Ảnh G’ của G qua phép đối xứng trục Ox có tọa độ là :
A \(G'\left( -2;1 \right)\)
B \(G'\left( 2;1 \right)\)
C \(G'\left( 2;-1 \right)\)
D \(G'\left( 1;2 \right)\)
- Câu 6 : Khẳng định nào sau đây sai ?
A Phép đối xứng trục biến một vector thành một vector bằng nó.
B Phép đối xứng trục biến một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó.
C Phép đối xứng trục biến một tam giác thành một tam giác bằng nó.
D Phép đối xứng trục biến một đường tròn thành một đường tròn có bán kính bằng bán kính của nó.
- Câu 7 : Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d có phương trình \(2x-y+3=0.\) Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xung trục Ox có phương trình là:
A \(2x+y+3=0.\)
B \(2x-y-3=0.\)
C \(-2x+y-3=0.\)
D \(-2x-y+3=0.\)
- Câu 8 : Tìm m để \(\left( C \right):\,\,{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+4x+2my+8=0\) là ảnh của đường tròn \(\left( C' \right):\,\,{{\left( x-10 \right)}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}=5\) qua phép đối xứng trục d, biết đường thẳng d có phương trình \(x=4.\)
A \(m=-2\)
B \(m=2\)
C \(m=3\)
D \(m=-3\)
- Câu 9 : Hình nào sau đây có nhiều trục đối xứng nhất ?
A Hình thoi
B Hình vuông
C Hình elip
D Hình tròn.
- Câu 10 : Trong mặt phẳng Oxy cho parabol \(\left( P \right):4{{x}^{2}}-7x+3\). Phép đối xứng trục Oy biến (P) thành (P’) có phương trình:
A \(y=4{{x}^{2}}+7x-3\)
B \(y=4{{x}^{2}}+7x+3\)
C \(y=-4{{x}^{2}}+7x-3\)
D \(y=-4{{x}^{2}}-7x+3\)
- Câu 11 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn (C’): \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-10x-2y+23=0\) và đường thẳng d: x – y + 2 = 0, phương trình đường tròn (C’) là ảnh của đường tròn (C) qua phép đối xứng trục d là:
A \(\left( C' \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+4x-12y+26=0\)
B \(\left( C' \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+2x-14y+47=0\)
C \(\left( C' \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+8x-6y+53=0\)
D \(\left( C' \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+2x-6y+12=0\)
- Câu 12 : Trong mặt phẳng Oxy, cho hai đường tròn \(\left( C \right):\,\,{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}=4\) và \(\left( C' \right):\,\,{{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}=4\). Viết phương trình trục đối xứng của \(\left( C \right)\) và \(\left( C' \right)\)
A \(y=x+1\)
B \(y=x-1\)
C \(y=-x+1\)
D \(y=-x-1\)
- Câu 13 : Khẳng định nào sau đây sai ?
A Phép đối xứng trục biến một vector thành một vector bằng nó.
B Phép đối xứng trục biến một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó.
C Phép đối xứng trục biến một tam giác thành một tam giác bằng nó.
D Phép đối xứng trục biến một đường tròn thành một đường tròn có bán kính bằng với bán kính của nó.
- Câu 14 : Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho đường thẳng d có phương trình \(x-y+1=0\) và hai điểm\(A\left( 3;1 \right);B\left( 7;5 \right)\). Tìm điểm M thuộc d sao cho \(MA+MB\) nhỏ nhất ?
A \(M\left( -\frac{9}{2};\frac{7}{2} \right)\)
B \(M\left( \frac{9}{2};-\frac{7}{2} \right)\)
C \(M\left( \frac{7}{2};\frac{9}{2} \right)\)
D \(M\left( \frac{7}{2};-\frac{9}{2} \right)\)
- Câu 15 : Cho hàm số \(\left( C \right):\,\,y=\left| x \right|\) Giả sử \(\left( C' \right)\) đối xứng với \(\left( C \right)\) qua đường thẳng \(x=1\). Khi đó, đồ thị \(\left( C' \right)\) có dạng :
A \(y=\left| x+1 \right|\)
B \(y=\left| x-1 \right|\)
C \(y=\left| x+2 \right|\)
D \(y=\left| x-2 \right|\)
- Câu 16 : Trên tia phân giác ngoài Cx của góc C của tam giác ABC lấy điểm M không trùng với C. Tìm mệnh đề đúng nhất ?
A \(MA+MB>CA+CB\)
B \(MA+MB<CA+CB\)
C \(MA+MB\ge CA+CB\)
D \(MA+MB\le CA+CB\)
- Câu 17 : Cho điểm \(A\left( 2;1 \right)\). Tìm điểm B trên trục hoành và điểm C trên đường phân giác của góc phần tư thứ nhất để chu vi tam giác ABC nhỏ nhất.
A \(B\left( 1;0 \right)\) và \(C\left( \frac{5}{4};\frac{5}{4} \right)\)
B \(B\left( \frac{5}{3};0 \right)\) và \(C\left( \frac{5}{4};\frac{5}{4} \right)\)
C \(B\left( \frac{5}{3};0 \right)\) và \(C\left( 1;1 \right)\)
D \(B\left( 1;0 \right)\) và \(C\left( 1;1 \right)\)
- Câu 18 : Cho x, y thỏa mãn \(x-2y+2=0\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(T=\sqrt{{{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-5 \right)}^{2}}}+\sqrt{{{\left( x-5 \right)}^{2}}+{{\left( y-7 \right)}^{2}}}\)
A 6
B 5
C 4
D 3
- Câu 19 : Cho hai điểm B và C cố định trên đường tròn \(\left( O;R \right)\). Điểm A thay đổi trên \(\left( O;R \right)\). Gọi H là trực tâm của \(\Delta ABC\) và D là điểm đối xứng của H qua đường thẳng BC. Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A D luôn nằm trên đường tròn \(\left( O';R \right)\) đối xứng của \(\left( O;R \right)\) qua đường thẳng BC.
B D luôn nằm trên một đường thẳng cố định song song với BC.
C D luôn nằm trên đường trung trực của cạnh BC.
D D luôn nằm trên đường tròn \(\left( O;R \right)\).
- Câu 20 : Cho \(M\left( {2;3} \right)\). Hỏi điểm nào trong các điểm sau là ảnh của \(M\) qua phép đối xứng trục \(Ox\)?
A \(Q\left( {2; - 3} \right)\)
B \(P\left( {3;2} \right)\)
C \(N\left( {3; - 2} \right)\)
D \(S\left( { - 2;3} \right)\)
- Câu 21 : Cho đường thẳng \(\Delta :\ x+y-2=0\) Đường thẳng \(\Delta '\) đối xứng với \(\Delta \) qua trục hoành có phương trình:
A \(x-y+1=0\)
B \(x-y-2=0\)
C \(x-y+2=0\)
D \(x+y+2=0\)
- Câu 22 : Hình nào trong các hình sau không có trục đối xứng?
A Hình tam giác đều.
B Hình thoi.
C Hình vuông.
D Hình bình hành.
- Câu 23 : Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), tìm ảnh của đường tròn \(\left( C \right):\,{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 4\) qua phép đối xứng trục Ox.
A \(\left( C \right):\,{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 4\).
B \(\left( C \right):\,{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\).
C \(\left( C \right):\,{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\).
D \(\left( C \right):\,{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 2\).
- Câu 24 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 9\). Viết phương trình đường tròn \(\left( {C'} \right)\) là ảnh của đường tròn \(\left( C \right)\) qua phép đối xứng trục Oy.
A \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 9\).
B \(\left( {C'} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 9\).
C \(\left( C' \right):{{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}=9\).
D \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 4\).
- Câu 25 : Cho hai đường thẳng \(\left( \Delta \right):\,\,x - y + 1 = 0;\,\,\left( {\Delta '} \right):\,\,x - y - 5 = 0\). Có bao nhiêu đường thẳng (d) thoả mãn điều kiện phép đối xứng trục (d) biến \(\left( \Delta \right)\) thành \(\left( {\Delta '} \right)\)?
A 0
B 1
C 2
D Nhiều hơn 2
- Câu 26 : Cho hai điểm \(A\left( {1;2} \right);\,\,A'\left( {3;4} \right)\). Nếu \(A' = {D_\Delta }\left( A \right)\) thì đường thẳng \(\left( \Delta \right)\) có phương trình là
A \(\left( \Delta \right):\,\,x - y + 1 = 0\)
B \(\left( \Delta \right):\,\,x - y - 5 = 0\)
C \(\left( \Delta \right):\,\,x + y - 5 = 0\)
D Kết quả khác
- Câu 27 : Cho hình vuông \(ABCD\) có hai đường chéo \(AC\) và \(BD\) cắt nhau tại \(I\). Khẳng định nào sau đây là đúng về phép đối xứng trục:
A Hai điểm \(A\) và \(B\) đối xứng nhau qua trục \(CD\).
B Phép đối xứng trục \(AC\) biến \(D\) thành \(C\).
C Phép đối xứng trục \(AC\) biến \(D\) thành \(B\).
D Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 28 : Trong mặt phẳng Oxy , cho điểm \(M\left( {2;3} \right)\). Hỏi trong bốn điểm sau điểm nào là ảnh của \(M\) qua phép đối xứng qua đường thẳng \(d:\,\,x - y = 0\)?
A \(\left( {3;2} \right)\)
B \(\left( {2; - 3} \right)\)
C \(\left( {3; - 2} \right)\)
D \(\left( { - 2;3} \right)\)
- Câu 29 : Cho đường tròn \(\left( C \right):\,\,{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 4\). Tìm ảnh của (C) qua phép đối xứng trục \(d:\,\,x + y - 2 = 0\).
A \(\left( {C'} \right):\,\,{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4\)
B \(\left( {C'} \right):\,\,{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4\)
C \(\left( {C'} \right):\,\,{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\)
D \(\left( {C'} \right):\,\,{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau