Trắc nghiệm Toán 12 Chương 1 Bài 1 Đường tiệm cận
- Câu 1 : Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng \((2;+\infty )\) và thỏa mãn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = 1.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Đường thẳng y =1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x).
B. Đường thẳng y =1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f(x).
C. Đường thẳng x = 2 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x).
D. Đường thẳng x =1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f(x).
- Câu 2 : Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{3x - 1}}{{2x - 1}}?\)
A. \(y = 1.\)
B. \(y = \frac{3}{2}.\)
C. \(y = \frac{1}{2}.\)
D. \(y = \frac{1}{3}.\)
- Câu 3 : Cho hàm số \(y = \frac{{{x^2} + 2x + 3}}{{\sqrt {{x^4} - 3{x^2} + 2} }}.\) Hỏi đồ thị hàm số đã cho có bao nhiêu đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 6
- Câu 4 : Tìm m để đồ thị hàm số \(y=\frac{{mx - 1}}{{x - m}}\) có tiệm cận đứng.
A. \(m \notin \left\{ { - 1;1} \right\}\)
B. \(m\neq 1\)
C. \(m\neq -1\)
D. Không tồn tại m thỏa yêu cầu bài toán.
- Câu 5 : Cho hàm số \(y = \frac{{ax + 1}}{{bx - 2}}.\) Xác định a và b để đồ thị hàm số nhận đường thẳng x=1 là tiệm cận đứng và đường thẳng \(y=\frac{1}{2}\) làm tiệm cận ngang.
A. \(a = 2;b = - 2\)
B. \(a = -1;b = - 2\)
C. \(a = 2;b = 2\)
D. \(a = 1;b = 2\)
- Câu 6 : Đồ thị hàm số \(y = \frac{{4x - 3}}{{2{x^2} - x - 1}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 7 : Cho hàm số \(y = \frac{{2x + \sqrt {{x^2} - 4} }}{{x - 2}}\) có đồ thị (C). Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Đường y = 2 là một tiệm cận ngang của (C).
B. Đường y = 1 là một tiệm cận ngang của (C).
C. Đường x = - 2 là một tiệm cận đứng của (C).
D. Đường x = 3 là một tiệm cận ngang của (C).
- Câu 8 : Cho hàm số y=f(x) có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = 1;\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = 1\)Trong các khẳng định dưới đây, khẳng định nào là đúng?
A. Đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang.
B. Đồ thị hàm số có đúng một tiệm cận ngang.
C. Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là y = 1 và y = -1
D. Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là x = 1 và x = -1
- Câu 9 : Hàm số nào sau đây có đồ thị nhận đường thẳng x = 0 làm tiệm cận đứng?
A. \(y = x - 3 + \frac{1}{{2{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\)
B. \(y = \frac{{{x^2} + 2x}}{{x - 3}}\)
C. \(y = 2x - 1 + \frac{1}{x}\)
D. \(y = \frac{{2{x^3} - {x^2}}}{{{x^2} + 1}}\)
- Câu 10 : Cho hàm số \(y = \frac{{mx - 1}}{{x - m}}\) với m>1Hỏi giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số trên luôn nằm trên một đường cố định có phương trình nào trong các phương trình sau?
A. y=x
B. x2 + y2 = 1
C. y = x2
D. y = x3
- Câu 11 : Đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = x + \sqrt {{x^2} + 2x} \) là:
A. y=1
B. y=0
C. y=-1
D. Không tồn tại
- Câu 12 : Đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt x }}{{4 - {x^2}}}\) là:
A. x=0
B. x = 2, x = -2
C. x - 2 = 0
D. x + 2 = 0
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 1 Lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 2 Hàm số lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 4 Hàm số mũ và hàm số lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 5 Phương trình mũ và phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 6 Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 1 Nguyên hàm
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 2 Tích phân
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 3 Ứng dụng của tích phân trong hình học
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 1 Số phức
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 2 Cộng, trừ và nhân số phức