Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lí năm 2019 - Đ...
- Câu 1 : Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u = 200cos(100πt)V. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch xấp xỉ bằng.
A 100V.
B 200V.
C 141V.
D 280V.
- Câu 2 : Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau \(32cm\) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là \({I_1} = 5A\), dòng điện chạy trên dây 2 là \({I_2} = 1A\) và ngược chiều với \({I_1}\). Điểm \(M\) nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện \({I_1}\) \(8cm\). Cảm ứng từ tại \(M\) có độ lớn là:
A \(1,{2.10^{ - 5}}T\)
B \(1,{3.10^{ - 5}}T\)
C \(1,{1.10^{ - 5}}T\)
D \(1,{0.10^{ - 5}}T\)
- Câu 3 : Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38µm đến 0,76µm. Cho biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s và 1eV = 1,6.10-19J. Các photon của ánh sáng nàu có năng lượng nằm trong khoảng
A từ 2,62eV đến 3,27eV.
B từ 1,63eV đến 3,27eV.
C từ 2,62eV đến 3,11eV.
D từ 1,63eV đến 3,11eV.
- Câu 4 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng. Hai khe hẹp cách nhau 1mm, khoảng cách từ màn quan sát chứa hai khe hẹp là 1,25m. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,64 µm và λ2 = 0,48 µm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng cùng màu với nó gần nó nhất là:
A 3,6mm.
B 4,8mm.
C 2,4mm.
D 1,2mm.
- Câu 5 : Hai nguồn phát sóng kết hợp A và B trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình uA = Acos(100πt); uB = Bcos(100π). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. I là trung điểm của AB. M là điểm nằm trên đoạn AI, N là điểm nằm trên đoạn IB. Biết IM = 5cm và IN = 6,5cm. Số điểm nằm trên đoạn MN có biên độ cực đại là cùng pha với I là
A 7
B 6
C 4
D 5
- Câu 6 : Một sóng cơ lan truyền trong môi trường liên tục từ điểm M đến điểm N cách M một đoạn 7λ/3(cm) (λ là bước sóng). Sóng truyền với biên độ A không đổi. Biết phương trình sóng tại M có dạng uM = 3cos2πt (uM tính bằng cm, t tính bằng giây. Vào thời điểm t1 tốc độ dao động của phần tử M là 6π (cm/s) thì tốc độ dao động của phần tử N là
A 3π (cm/s).
B 4π (cm/s).
C 6π (cm/s).
D 0,5π (cm/s).
- Câu 7 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều một điện áp u = 100cos(100πt + π/2) V thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = 100cos(100πt + π/6) mA. Công suất tiêu thụ trong mạch là
A 2,5W.
B 5W.
C 2,5kW.
D 5kW.
- Câu 8 : Một tia sáng tới vuông góc với mặt bên của một lăng kính có chiết suất \(n = \sqrt 2 \) và góc chiết quang \(A = {30^0}\). Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là:
A \(D = {13^0}\)
B \(D = {22^0}\)
C \(D = {5^0}\)
D \(D = {15^0}\)
- Câu 9 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình: x = 5cos(2πt) cm. Tọa độ của chất điểm t = 1,5s là
A x = -5cm.
B x = 1,5cm.
C x = 0cm.
D x = 5cm.
- Câu 10 : Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50cm và vật nhỏ có khối lượng 10g mang điện tích q = +6.10.-6 C, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong điện trường đều mà vecto cường độ điện trường có độ lớn E = 104V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10m/s2, π = 3,14. Chu kì dao động điều hòa của con lắc là
A 0,58 s.
B 1,40 s.
C 1,99 s.
D 1,11 s.
- Câu 11 : Công thoát electron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,18 µm, λ2 = 0,21 µm và λ3 = 0,35 µm . Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108m/s. Đối với kim loại nói trên, các bức xạ gây ra hiện tượng quang điên gồm:
A Hai bức xạ (λ1 và λ2).
B Cả ba bức xạ (λ1 , λ2 và λ3).
C Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
D Chỉ có bức xạ λ1.
- Câu 12 : Cho một thấu kính hội tụ có hai mặt giống nhau bán kính 10cm, chiết suất của thủy tinh làm thấu kính đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,60 và 1,69. Để cho tiêu điểm ứng với các tia màu tím trùng với tiêu điểm ứng với các tia màu đỏ người ta ghép sát với thấu kính hội tụ nói trên một thấu kính phân kỳ có hai mặt giống nhau và có cùng bán kính là 10cm, nhưng thấu kính phân kỳ này làm bằng một loại thủy tinh khác. Hệ thức liên hệ giữa chiết suất của thấu kính phân kỳ đối với ánh sáng tím và ánh sáng đỏ là:
A nt = nđ + 0,09.
B nđ = nt - 0,09.
C nđ = nt + 0,09.
D n t = nđ + 0,9.
- Câu 13 : Một sóng truyền trên mặt nước có bước sóng λ = 2m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền dao động cùng pha nhau là
A 0,5 m.
B 1,5 m.
C 2m
D 1 m.
- Câu 14 : Một vật khối lượng m = 200g, dao động điều hòa có phương trình dao động x = 10.cos(5πt)cm. Lấy π2 = 10. Cơ năng trong dao động điều hòa của vật bằng
A 500 J.
B 250 J.
C 500 mJ.
D 250 mJ.
- Câu 15 : Một mạch dòng điện LC gồm tụ điện \(C=8nF\) và cuộn cảm \(L=2mH\). Nạp điện cho tụ điện đến điện áp \(6V\) rồi cho phóng điện qua cuộn cảm. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm có giá trị hiệu dụng bằng:
A \(12A\)
B \(17mA\)
C \(8,5mA\)
D \(12mA\)
- Câu 16 : Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua d.ây. Kết luận nào sau đây không đúng?
A Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau.
B Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau.
C M và N đều nằm trên một đường sức từ.
D Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau.
- Câu 17 : Kim loại làm bằng catot của tế bào quang điện có giới hạn quang điện λ0. Chiếu lần lượt tới bề mặt catot hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4µm và λ2 = 0,5µm thì vận tốc ban đầu cực đại của các quàn electron bắn ra khác nhau 1,5 lần. Cho biết năng lượng của một photon khi chiếu tới bề mặt catot của tế bào quang điện thì bị hấp thụ hoàn toàn, năng lượng đó dùng để cung cấp cho electron ở bề mặt công thoát và cung cấp cho electron đó một động năng ban đầu cực đại. Giới hạn quang điện λ0 là
A 0,6µm.
B 0,625µm.
C 0,775µm.
D 0,25µm.
- Câu 18 : Một đoạn dây dẫn thẳng dài 6cm có dòng điện \(I = 5A\) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(B = 0,5T\). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn \(F = 7,{5.10^{ - 2}}N\). Góc \(\alpha \) hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là:
A \({30^0}\)
B \({60^0}\)
C \({0,5^0}\)
D \({90^0}\)
- Câu 19 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos (2\pi ft)(V)\) (U không đổi, f có thẻ thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự gồm đoan mạch AM chứa cuộn cảm thuần L, đoạn mạch MN chứa điện trở thuần R và đoạn mạch NB chứa tụ C sao cho 0,22L = R2C. Khi f = 30\(\sqrt {11} \) Hz thì UAN đạt giá trị cực đại. Khi f = f1 và f = f2 = 3f1/\(\sqrt {14} \) Hz thì điện áo hiệu dụng hai đầu MB có cùng giá trị. Giá trị của f1 gần với giá trị nào nhất sau đây?
A 100Hz.
B 180Hz.
C 50Hz.
D 110Hz.
- Câu 20 : Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1s từ thông tăng từ 0,6Wb đến 1,6Wb. Suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong khung có độ lớn bằng:
A 16V.
B 6V.
C 10V.
D 22V.
- Câu 21 : Đặt một điện áp xoay chiều \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi } \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp có R = 110 Ω, L và L có thể thay đổi được. Khi hệ số công suất của đoạn mạch đạt giá trị cực đại thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A 460 W
B 172,7 W
C 115 W
D 440 W
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất