- Đại cương về dao động điều hòa
- Câu 1 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\),trong đó \(\omega \) có giá trị dương. Đại lượng \(\omega \) gọi là
A Biên độ dao động.
B Chu kì của dao động.
C Tần số góc của dao động.
D Pha ban đầu của dao động.
- Câu 2 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = A cos (ωt + φ); trong đó A, \(\omega \) là các hằng số dương. Pha của dao động ở thời điểm t là
A (ωt + φ).
B \(\omega \).
C φ.
D \(\omega \)t.
- Câu 3 : Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) (x đo bằng cm, t tính bằng s). Gọi v và a là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là
A \(\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^4}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2}\).
B \(\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2}\).
C \(\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^4}}} = {A^2}\).
D \(\frac{{{\omega ^2}}}{{{v^2}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^4}}} = {A^2}\).
- Câu 4 : Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1 = 5 cos (2πt + 0,75π) (cm) và x2 = 10 cos (2πt + 0,5π) (cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng
A 0,25π.
B 1,25π.
C 0,50π.
D 0,75π.
- Câu 5 : Một vật dao động điều hòa có phương trình dao động \(x = 5\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\), cho \({\pi ^2} = 10\). Khi vật có li độ x = 3 cm thì gia tốc tương ứng của vật là
A - 12 m/s2.
B - 120 cm/s2.
C 1,2 m/s2.
D - 60 m/s2.
- Câu 6 : Vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 8{\cos ^2}5\pi t\,\,\left( {cm} \right)\). Biên độ, chu kì dao động của vật là:
A 4 cm; 0,4 s
B 8 cm; 0,4 s
C 4 cm; 0,2 s
D 8 cm; 0,2 s
- Câu 7 : Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hòa \(v = 120\cos \left( {20t} \right)\left( {{\rm{cm/s}}} \right)\) (t tính bằng giây). Vào thời điểm \(t = \frac{T}{6}\) với T là chu kì dao động, vật có li độ là
A 3 cm.
B - 3 cm.
C \(3\sqrt 3 \) cm.
D \( - 3\sqrt 3 \) cm.
- Câu 8 : Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi đi qua vị trí cân bằng, tốc độ của chất điểm là 40 cm/s, còn tại vị trí biên gia tốc của vật có độ lớn là 200 cm/s2. Biên độ dao động của chất điểm là
A 4 cm.
B 5 cm.
C 8 cm.
D 10 cm.
- Câu 9 : Một vật dao động điều hòa có phương trình: \(x = 5\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\)(cm, s). Lấy π = 3,14. Tốc độ của vật khi có li độ x = 3 cm là :
A 50,24(cm/s).
B 2,512(cm/s).
C 25,12(cm/s).
D 12,56(cm/s).
- Câu 10 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với tần số góc \(\omega \) = 10 rad/s. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn \({x_0} = 10\,\,cm\) rồi truyền cho vật vận tốc ban đầu \({v_0} = - 2,4\,\,m/s\) để hệ dao động điều hòa Biên độ dao động của vật là
A 12 cm.
B 24 cm.
C 26 cm.
D 36 cm.
- Câu 11 : Một vật đang dao động điều hòa với tần số góc \(\omega \) = 10 rad/s. Khi vận tốc của vật là 20cm/s thì gia tốc của nó là \(2\sqrt 3 \,\,m/{s^2}\). Vật dao động với biên độ bằng:
A 4 cm.
B 8 cm.
C 12 cm.
D \(4\sqrt 3 \) cm.
- Câu 12 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với tần số góc \(\omega \) = 10 rad/s. Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của vật lần lượt là 20 cm/s và \(2\sqrt 3 \,\,m/{s^2}\). Tốc độ dao động cực đại của vật là
A 160 cm/s.
B 40 cm/s.
C \(40\sqrt 3 \) cm/s.
D \(100\sqrt 3 \) cm/s.
- Câu 13 : Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100 g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 10 cos 10πt (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy π2 = 10. Cơ năng của con lắc bằng :
A 0,1 J.
B 0,5 J.
C 0,05 J.
D 1 J.
- Câu 14 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)(x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t1, vật có li độ x1 = 5 cm và vận tốc \({v_1} = 10\pi \sqrt 3 \) cm/s. Tại thời điểm t2, vật có li độ \({x_2} = 5\sqrt 2 cm\) và vận tốc \({v_2} = 10\pi \sqrt 2 \) cm/s. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Biên độ dao động của vật là
A 0,1 m.
B 1 m.
C 15 cm.
D 20 cm.
- Câu 15 : Con lắc lò đặt nằm ngang, gồm vật nặng có khối lượng m và một lò xo nhẹ có độ cứng 100 (N/m) dao động điều hòa. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 22 (cm) đến 30 (cm). Khi vật cách vị trí biên 3 (cm) thì động năng của vật là.
A 0,0375 (J).
B 0,035 (J).
C 0,045 (J).
D 0,075 (J).
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất