Đề thi online bài tập kim loại tác dụng với dung d...
- Câu 1 : Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg vào 400 ml dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X, hòa tan hoàn toàn X trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Giá trị của V là:
A 5,60
B 6,72
C 4,48
D 2,24
- Câu 2 : Cho hỗn hợp X gồm Al và Zn tác dụng hết với 1 lít dung dịch gồm Cu(NO3)2 1,5a và AgNO3 2a mol/lít, thu được 59,04 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 8,96 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:
A 0,18
B 0,20
C 0,22
D 0,24
- Câu 3 : Cho 7,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,04 lít khí SO2 (đktc) sản phẩm khử duy nhất. Cho NaOH dư vào Z thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,2 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:
A 60,87%
B 38,04%
C 83,70%
D 49,46%
- Câu 4 : Cho 1 gam kim loại R vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,25M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch không chứa Ag+ và có khối lượng giảm so với khối lượng của dung dịch AgNO3 ban đầu là 4,4 gam. Kim loại R là?
A Cu.
B Ca.
C Zn.
D Fe.
- Câu 5 : Cho x mol Mg và 0,02 mol Fe vào 500 ml dung dịch hỗn hợp Fe(NO3)3 0,2M và AgNO3 0,2M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X (chứa 3 cation kim loại) và chất rắn Y. Trong các giá trị sau của x, giá trị nào thỏa mãn?
A 0,08.
B 0,02.
C 0,06.
D 0,1.
- Câu 6 : Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được 4,16 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 5,2 gam Zn vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất. Giá trị m gần nhất với:
A 2,25
B 1,50
C 2,00
D 1,75
- Câu 7 : Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ mol/lít của hai muối là:
A 0,30.
B 0,40 .
C 0,63.
D 0,42.
- Câu 8 : Chia a gam hỗn hợp P gồm các kim loại Al, Fe thành hai phần bằng nhau:-Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl đến dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V ml khí H2 (đktc) và 3,94 gam muối clorua.-Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch có chứa hai muối AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,3M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Q có khối lượng 4,08 gam và dung dịch R.Giá trị của a và nồng độ mol của các chất có trong dung dịch R là:
A a= 2,2 gam; 0,1M; 0,05M; 0,15M
B a= 1,1 gam; 0,2M; 0,05M; 0,15M
C a= 2,2 gam; 0,2M; 0,05M; 0,15M
D a= 1,1 gam; 0,1M; 0,05M; 0,15M
- Câu 9 : Cho 3,82 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào cốc đựng 850 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Lọc lấy chất rắn Z nung nóng trong oxi dư, ở nhiệt độ cao, phản ứng xong thu được 6,8 gam chất rắn H. Đem ½ dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc rửa kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,2 gam chất rắn G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính % khối lượng Al và Fe trong X?
A %mAl= 14,14%; %mFe=43,98%
B %mAl= 24,14%; %mFe=33,98%
C %mAl= 41,14%; %mFe=23,98%
D %mAl= 41,14%; %mFe=23,98%
- Câu 10 : Cho 5,15 gam hỗn hợp A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong thu được 15,76 gam hỗn hợp hai kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành hai phần bằng nhau. Thêm một lượng dư dung dịch KOH vào phần thứ nhất thu được kết tủa. Lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Cho bột kẽm dư vào phần thứ hai của dung dịch B được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D được 2,97 gam kết tủa.Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V là:
A m =1,6 gam; V= 30 ml hoặc 40 ml
B m=1,6 gam ; V= 30 ml hoặc 50 ml
C m=3,2 gam; V=40 ml hoặc 50 ml
D m=3,2 gam; V=20 ml hoặc 40 ml
- Câu 11 : Cho 80 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 xM. Sau một thời gian, thu được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pb vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch D chỉ chứa một muối và 67,05 gam chất rắn E. Cho 40 gam bột kim loại R vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng lọc tách được 44,575 gam chất rắn F. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 ban đầu và kim loại R. Giả sử R không tác dụng với nước.
A 2,5M; Mg
B 1,5M; Mg
C 2,5M; Zn
D 1,5M; Zn
- Câu 12 : Cho m gam bột Al vào 500 ml dung dịch A gồm CuSO4, Ag2SO4 một thời gian thu được chất rắn B nặng 3,33 gam và dung dịch C. Chia B thành hai phần bằng nhau.Phần 1: tác dụng với NaOH dư thu được 1,512 lít H2 (đktc)Phần 2: tác dụng với HNO3 dư thu được 1,455 gam NO duy nhấtThêm HCl dư vào C không thấy xuất hiện kết tủa được dung dịch D. Nhúng một thanh sắt vào D đến khi dung dịch mất màu xanh và lượng khí H2 thoát ra là 0,448 lít (đktc) thì nhấc thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng giảm đi 1,072 gam so với ban đầu (kim loại thoát ra bám vào thanh sắt). Tính m và CM các muối trong A?
A CuSO4 0,042M; Ag2SO4 0,003M; m= 2,619 gam
B CuSO4 0,042M; Ag2SO4 0,003M; m= 2,565 gam
C CuSO4 0,021M; Ag2SO4 0,0015M; m= 2,619 gam
D CuSO4 0,02M; Ag2SO4 0,03M; m= 2,565 gam
- Câu 13 : Cho 14,68 gam hỗn hợp Mg; Zn vào 700 ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn C nặng 49,26 gam và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH vừa đủ vào D để được lượng kết tủa lớn nhất rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 14,14 gam chất rắn. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 đã dùng?
A 0,3M
B 0,5 M
C 0,6 M
D 0,4 M
- Câu 14 : Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,808 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp A vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,8M, phản ứng xong, lọc bỏ phần chất rắn thu được dung dịch B chứa 3 muối. Khi thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc bỏ kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Giá trị của m và khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong dung dịch B là?
A m= 4,4 gam; 23,68 gam
B m= 9,2 gam; 1,8 gam
C m= 9,2 gam; 7,52 gam
D m=4,4 gam; 7,52 gam
- Câu 15 : Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam chất rắn A và dung dịch X chứa hai muối. Tách kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam chất rắn B và dung dịch Y. Tính m?
A m = 4,8 gam
B m = 4,64 gam
C m = 6,0 gam
D m=4,4 gam
- Câu 16 : Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2 vào nước, thu được dung dịch X. Cho một lượng Cu dư vào X, thu được dung dịch Y có chứa b gam muối. Cho một lượng Fe dư vào Y, thu được dung dịch Z có chứa c gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 3b= a + 2c. Tính thành phần % khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu?
A 17,54% và 82,46%
B 20,05%; 79,95%
C 18,04% và 81,96%
D 19,96% và 80,04%
- Câu 17 : Cho 16g hỗn hợp X gồm bột Mg, Fe vào 600 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l), khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 70,4g chất rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn T.Tính khối lượng kim loại Fe trong hỗn hợp X và tính giá trị C.
A 11,2 gam và C= 1M
B 5,6 gam và C= 2M
C 5,6 gam và C= 2M
D 5,6 gam và C = 1M
- Câu 18 : Cho 33,84 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2, khuấy đều, sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 38,24 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, toàn bộ lượng kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thấy còn lại 16 gam chất rắn khan. Xác định giá trị lớn nhất của a có thể đạt được. Trong trường hợp a có giá trị lớn nhất, nếu cho 19,12 gam chất Z phản ứng hết với axit H2SO4 đặc dư, thu được 10,752 lít khí SO2. Xác định khối lượng Mg trong X. Cho rằng SO2 là sản phẩm khử duy nhất.
A amax= 0,155; %mMg=10,64%
B amax= 0,155; %mMg=10,64%
C amax= 0,155; %mMg=20,64%
D amax= 0,255; %mMg=20,64%
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime